Nợ nghi ngờ mất vốn tại các nhà băng đang tăng nhanh "chóng mặt"

17:24 | 31/10/2021

DNTH: Kết thúc tháng 10, nhiều ngân hàng đã hé lộ kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm cùng với bức tranh toàn cảnh nợ xấu không mấy khả quan. Một điểm đáng lưu ý là nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tại một số ngân hàng tăng mạnh, gấp nhiều lần con số đầu năm.

4735-nx31
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
 

Tại "quán quân" lợi nhuận Vietcombank, nợ nghi ngờ tăng lên 3.122 tỷ đồng, gấp gần 14 lần con số đầu năm (hơn 223 tỷ đồng). Cùng với đó nợ nhóm 3 và nợ nhóm 5 của ngân hàng cũng tăng mạnh đưa tổng nợ xấu nội bảng tăng 90% trong ba quý đầu năm.

3427-novay
Nguồn: BCTC quý III Vietcombank
 

Tương tự tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank), chỉ tiêu trên vào cuối quý III cũng gấp gần 2,6 lần từ 91,3 tỷ đồng lên gần 236,6 tỷ đồng. Hay tại Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank), nhóm nợ nghi ngờ đã tăng gấp đôi từ 50 tỷ đồng vào đầu năm nay lên 102,6 tỷ đồng sau 9 tháng.

Các ngân hàng còn lại trong nhóm cũng ghi nhận nợ nhóm 4 tăng mạnh bao gồm ACB (tăng 76%), Saigonbank (39,2%), Nam A Bank (30,2%),...

3630-nv312
Nợ nghi ngờ tại nhiều ngân hàng tăng mạnh
 

Theo nghiệp vụ ngân hàng, nợ xấu bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3), nợ nghi ngờ mất vốn (nợ nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5). Xét theo mức độ rủi ro và tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng, nợ nhóm 5 là đáng lo ngại nhất, xếp sau là nợ nhóm 4 và cuối cùng là nợ nhóm 3.

Nợ xấu nhóm 4 được đánh giá là một trong những nhóm nợ nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro cao. Đây là khoản nợ mà người vay không thực hiện chi trả theo đúng hạn đã cam kết trong hợp đồng từ 3 tháng trở lên.

Đối với nợ nhóm 4, ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro 50% trên tổng giá trị nợ xấu và nếu quá hạn thêm, số nợ xẩu này có thể nhảy nhóm thành nhóm 5, phải trích lập 100% giá trị và rất khó thu hồi (coi như đã mất vốn).

Số liệu thống kê tư Ngân hàng Nhà nước cho thấy tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng đã tăng mạnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. NHNN ước tính tỷ lệ nợ xấu bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu tiềm ẩn và các khoảng nợ tái cơ cấu theo Thông tư 01 lên đến 7,1% - 7,7%, xấp xỉ 8%.

Con số thống kê từ NHNN từ 2016 đến nay cho thấy tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đã giảm từ 10,6% năm 2016 xuống còn 3,8% vào cuối 2020.

Nếu tính cả khoản nợ đã bán cho VAMC nhưng chưa xử lý được và nợ xấu tiềm ẩn thì số liệu năm 2016 là 10,58%, năm 2017 còn 7,36%, năm 2018 là 5,85%, năm 2019 là 4,43% và năm 2020 là 3,81%.

Xét đến những tác động gây ra bởi COVID-19, NHNN ước tính tỷ lệ nợ xấu tiềm ẩn bao gồm nợ xấu trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, nợ tái cơ cấu,… có thể lên đến 7,1% - 7,7%, xấp xỉ 8%.

Đến cuối tháng 9/2021, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 278.000 khách hàng với dư nợ 238.000 tỷ đồng, lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng từ 23/1/2020 khoảng 531.000 tỷ đồng.

Đánh giá về rủi ro từ nguy cơ nợ xấu, các chuyên gia của Chứng khoán Maybank Kim Eng cho rằng mặc dù nợ xấu tăng nhưng sẽ không gây ra rủi ro hệ thống, dẫn đến sự đổ vỡ trong hoạt động ngân hàng như giai đoạn 2012 - 2014.

Đồng thời, bộ đệm rủi ro nợ xấu của bản thân các ngân hàng cộng với các chính sách hỗ trợ hiện hành như chính sách giãn nợ đã và đang tạo dư địa cho các ngân hàng trong việc quản lí trích lập dự phòng và tăng trưởng lợi nhuận.

3715-nv31102
Nguồn: MBKE
 

 

 

 

\Copy Link

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lãnh đạo Techcombank: Sẽ đạt các mục tiêu đề ra, niêm yết cổ phiếu TCBS trong năm 2025

DNTH: Ngày 26/4, Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 của Techcombank (mã: TCB) đã thông qua kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao với lợi nhuận đạt 31.500 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ tiếp tục nâng vốn điều lệ, sớm đưa công ty chứng khoán...

Cổ đông CC1 chất vấn khi doanh nghiệp lại "lỡ hẹn" với sàn HOSE

DNTH: Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (mã chứng khoán: CC1) tiếp tục là tâm điểm chú ý của giới đầu tư khi tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, doanh nghiệp một lần nữa hoãn kế hoạch niêm yết cổ phiếu lên sàn HOSE.

OPES dẫn đầu ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong bảng xếp hạng FAST500

DNTH: Ngày 24/04/2025, Công ty cổ phần bảo hiểm OPES (OPES) lần đầu tiên được vinh danh tại bảng xếp hạng những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam trong khuôn khổ lễ công bố FAST500 do Vietnam Report phối hợp cùng báo VietnamNet tổ...

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong Quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

DNTH: ngày 24 tháng 4 năm 2025 – Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực, tiếp tục khẳng định năng lực vận hành hiệu quả và khả năng thích ứng cao trong bối...

PVcomBank lần đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng phi vật lý

DNTH: Với mong muốn nâng cao chất lượng trải nghiệm thanh toán cho người dùng, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai ra mắt thẻ tín dụng quốc tế phi vật lý hoàn toàn mới - PVcomBank Home, không chỉ cung cấp nhiều tiện ích...

VPBank ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I, bám sát mục tiêu tỷ đô năm 2025

DNTH: VPBank kết thúc quý đầu tiên của năm 2025 với các chỉ tiêu tài chính tích cực: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, tổng tài sản vượt 994.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tăng trưởng tín...

XEM THÊM TIN