Nông dân là trung tâm, là chủ thể, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực
07:01 | 31/12/2023
DNTH: Qua chuẩn bị Hội nghị đối thoại, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai lấy ý kiến sâu rộng trong các cấp Hội, hội viên nông dân cả nước; đã có gần 2.000 câu hỏi, đề xuất, kiến nghị được gửi tới Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng nhấn mạnh: Nông dân là trung tâm, là chủ thể, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực.
Cụ thể nội dung của câu hỏi, đề xuất gửi Thủ tướng tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, bà con nông dân mong muốn Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 27/02/2023 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2023; tầm nhìn đến năm 2045; đặc biệt là các lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên triển khai như phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp sinh thái, thúc đẩy chuỗi liên kết đa giá trị.

Thứ hai, nhiều ý kiến, đề xuất, nguyện vọng quan tâm đến các giải pháp hỗ trợ nông dân khi tham gia đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định ban hành. Vai trò của người nông dân trong thực hiện Chương trình giảm phát thải ròng khí nhà kính của Việt Nam về 0 vào năm 2050 theo cam kết mà Việt Nam đã cùng với 150 nước tham gia ký kết tại Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu COP 26.
Thứ ba, nhiều ý kiến, đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy hỗ trợ chuyển đổi số mạnh mẽ trong nông nghiệp như hỗ trợ, trang bị thiết bị chuyển đổi số, hạ tầng mạng, viễn thông; đặc biệt là công tác tập huấn, thông tin tuyên truyền về chuyển đổi số.
Thứ tư, về các vấn đề liên quan đến sản xuất, tiêu thụ nông sản, nhiều ý kiến, kiến nghị đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả các đề án về canh tác cà phê, sản xuất tôm theo chuỗi bền vững. Trong đó, nhiều kiến nghị mong muốn Chính phủ ưu tiên hỗ trợ đầu tư vào việc quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung; gắn với xây dựng nhà máy chế biến, tạo chuỗi giá trị bền vững, hài hòa lợi ích giữa người nông dân và doanh nghiệp; thúc đẩy du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Thứ năm, các ý kiến, kiến nghị đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có giải pháp, chính sách trong việc xử lý ô nhiễm môi trường ở nông thôn, nhất là ô nhiễm nguồn nước ở sông, kênh mương; tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa khoa học; quy hoạch, phát triển công nghiệp, làng nghề … để xây dựng nông thôn thực sự hiện đại, xanh và ngày càng hình thành nhiều miền quê đáng sống.
Thứ sáu, về một số vấn đề khác, các ý kiến, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm tạo điều kiện giải quyết, chăm lo đời sống an sinh xã hội cho người nông dân như: Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau khi dịch chuyển sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ ở khu công nghiệp, ở đô thị hay đi xuất khẩu lao động (do hết hạn hợp đồng, do dịch bệnh, do tuổi tác, sức khỏe, kỹ năng, tay nghề không đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI) quay về nông thôn…
Nông dân là trung tâm, là chủ thể, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu đối thoại thực chất, đi thẳng vào tình hình, những nút thắt, khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, sau đối thoại phải có tiến bộ, điều cuối cùng là phải ra sản phẩm cụ thể, ra tiền bạc, lúa gạo, đường sá…, thay đổi hơn nữa bộ mặt nông thôn và đời sống người nông dân, với tinh thần nông dân là trung tâm, là chủ thể, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực.
Là một trong những Đại biểu vừa được tham dự Đại hội toàn quốc lần Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, qua lắng nghe phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, anh Y Pốt Niê, đến từ buôn Kla, xã Dray Sáp, huyện Krông Anna, tỉnh Đắk Lắk, cảm thấy rất vinh dự và tự hào được Đảng, Nhà nước quan tâm. Trong đó, Tổng Bí thư có nhấn mạnh đến "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".
Cụ thể hóa chủ trương này, hiện Chính phủ đã có chủ trương chuyển từ tư duy từ sản xuất sang tư duy kinh tế trong nông nghiệp, từ nông nghiệp đơn giá trị sang nông nghiệp đa giá trị.

Anh Y Pốt Niê mong muốn được biết thời gian tới Chính phủ sẽ có những chính sách gì để thúc đẩy, khuyến khích, hỗ trợ nông dân thực hiện nhanh quá trình chuyển đổi này?
Một vấn đề nữa mà những người nông dân trông cà phê như anh Y Pốt Niê quan tâm là từ cuối năm 2024, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ cấm nhập khẩu cà phê trồng trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng. Vì vậy, câu hỏi của anh Y Pốt Niê là Thủ tướng, Chính phủ sẽ có những giải pháp gì để đáp ứng yêu cầu này, nhất là về vấn đề quy hoạch vùng trồng cà phê đảm bảo phát triển bền vững thời gian tới?
Thủ tướng cho biết chúng ta đang đẩy mạnh 03 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng, nhân lực) với các luật như: Luật Đất Đại, Luật Hợp tác xã… để phục vụ người dân nói chung, trong đó có người nông dân.
Chúng ta cũng triển khai 03 chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) với tổng nguồn lực khoảng 800 nghìn tỷ đồng đến nay trong nhiệm kỳ này; đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông từ Bắc tới Nam, tương đối đồng đều trên các lĩnh vực; xây dựng hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu (vừa qua các tỉnh, thành phố đã đề xuất hàng chục nghìn tỷ đồng và đã chi khoảng 6-7 nghìn tỷ đồng cho hạ tầng ứng phó hạn hán, sạt lở… và đang cố gắng giải ngân khoản ODA hơn 2 tỷ USD cho ĐBSCL; đầu tư khắc phục các vùng lõm về điện và sóng viễn thông…
Cùng với đó, chúng ta đẩy mạnh chuyển đổi xanh, trong đó có việc cắt giảm phát thải trong nông nghiệp, tiến hành sản xuất xanh, như triển khai chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp, đây là chương trình rất lớn và có lẽ là duy nhất trên thế giới; từ đó đáp ứng yêu cầu của các đối tác nhập khẩu.

Mặt khác, Bộ Chính trị đã có nghị quyết và Chính phủ đã có kế hoạch triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển 06 vùng kinh tế - xã hội. Các hội đồng điều phối vùng cũng được Chính phủ thành lập.
Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với nông nghiệp, nông dân là rất lớn với chính sách, cơ chế, nguồn lực như trên. Đáp lại, giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp (GDP) tăng cao, ước đạt 3,83% trong 2023, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây. Nông nghiệp cũng xuất khẩu 53 tỷ USD, có hơn 10 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Nhiều ngành như gỗ, thủy sản đã xoay chuyển tình thế rất khó khăn để xuất khẩu với các chính sách hỗ trợ như gói tín dụng cho lâm sản, thủy sản khoảng 15.000 tỷ đồng đã giải ngân 90%.
Với vai trò chủ thể của nông dân, nông nghiệp đã góp phần bảo đảm các cân đối lớn, giúp nước ta làm đủ ăn và có xuất khẩu. Đây là đóng góp của ngành nông nghiệp, của nông dân Việt Nam.
Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng mong nông dân tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc của mình.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- ngành nông nghiệp /
- tiêu thụ nông sản /
- Hội Nông dân Việt Nam /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha
DNTH: Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại...

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng
DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...