Nuôi giống vịt cò lấy trứng lãi gần 1 triệu đồng/ngày

10:54 | 12/08/2024

DNTH: Đến nay, ngành hàng vịt ở tỉnh Đồng Tháp phát triển được gần 7 triệu con. Trong đó, nuôi nhiều nhất là vịt cò lấy trứng, nuôi theo mô hình vịt chạy đồng và rọ.

Chú thích ảnh
Giống vịt cò chạy đồng ở xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp). Ảnh: Nguyễn Văn Trí/TTXVN

Tỉnh Đồng Tháp chọn huyện Tháp Mười và Tam Nông làm vùng sản xuất vịt hướng trứng. Các giống vịt của địa phương chủ yếu là các giống vịt cò chiếm hơn 90%. Đây là giống chuyên đẻ trứng, mỗi trứng bán với giá hiện nay từ 2.200 - 3.000 đồng/trứng, người nuôi lãi từ 500 - 900 đồng/trứng.

Ông Nguyễn Chí Tâm ở xã Tân Phú, huyện Thanh Bình cho biết, từ khi mua vịt con về nuôi, loại giống vịt Cò, đến hơn 3 tháng tuổi là bắt đầu đẻ trứng. Bình quân vịt Cò trưởng thành đẻ trứng cân nặng từ 1,2 - 1,5 kg. Gia đình có đàn vịt cò đẻ trứng hơn 1.000 con, nuôi theo hình thức chạy đồng. Tuy nuôi số lượng ít nhưng rất hiệu quả bởi bình quân giá thành 1.800 đồng/trứng. Đàn vịt đẻ chạy đồng của ông mỗi ngày cho 800 trứng. Vừa qua, ông bán với giá 3.000 đồng trứng. Sau khi trừ các chi phí, ông Tâm thu lãi gần 1 triệu đồng/ngày.

Ông Phạm Cao Sơn ở xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười cho biết, mô hình nuôi vịt lấy trứng của ông là nuôi rọ giống vịt cò (nhốt tại ruộng nhà), cho ăn bằng thức ăn công nghiệp và không thả ra đồng. Nuôi vịt rọ sau 4 tháng là cho thu hoạch trứng. Với 3.000 con vịt, bình quân  mỗi ngày ông thu hoạch hơn 2.500 trứng. Đặc biệt, nuôi vịt rọ cho trứng to hơn và sạch hơn loại vịt thả đồng. Bình quân mỗi trứng nuôi vịt rọ cân nặng 70 - 80 gam; trong khi nuôi vịt thả đồng mỗi trứng cân nặng 60 - 65 gam. Hiện nay, trứng vịt nuôi theo mô hình vịt rọ bán được giá cao hơn vịt chạy đồng từ 200 - 300 đồng/trứng.

Anh Lê Văn Thìa, ở xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình cho biết, gia đình nuôi đàn vịt Cò chạy đồng lấy trứng gần 3.000 con. Hiện nay mỗi đêm thu về 1.500 trứng, giá thành mỗi trứng từ 1.500 đồng. Với mức giá bán hiện nay là 2.200 đồng/trứng, anh lãi hơn 700 đồng/trứng. Hình thức nuôi này tận dụng vào nguồn thức ăn có sẵn trên đồng ruộng như: thóc rơi vãi sau mỗi mùa thu hoạch, lúa chét trên đồng, lượng cá, tép, cua, ốc trên các kênh rạch, đồng ruộng. Thêm vào đó, không phải đầu tư nhiều vào chuồng trạị nên giảm đáng kể chi phí đầu tư đầu vào. Từ đó, tăng lợi nhuận trong chăn nuôi vịt chạy đồng lấy trứng.

Chú thích ảnh
Trứng vịt cò ở xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp). Ảnh: TTXVN phát

Đồng Tháp là tỉnh có điều kiện phát triển ngành hàng vịt vì có nhiều cánh đồng sản xuất lúa lớn, thời tiết thuận lợi quanh năm. Cùng đó, phụ phẩm như tấm, cám, lúa, gạo trong nông nghiệp kể cả thức ăn tự nhiện trên đồng ruộng rất lớn. Tỉnh có tổng đàn vịt, sản lượng trứng lớn nhất của cả nước. Ngành hàng vịt lại không đòi hỏi kỹ thuật, vốn cao, quy trình nuôi nhanh, hiệu quả tốt. Do đó, Đồng Tháp đưa ngành hàng vịt là 1 trong 5 ngành hàng tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh tiến tới xây dựng thương hiệu “Vịt Đồng Tháp” - tầm nhìn chiến lược. 

Vịt Cò ở Đồng Tháp lúc đẻ vịt mái đạt 1,2 - 1,5 kg; vịt cho năng suất trứng cao từ 200 - 250 trứng/năm, trọng lượng trứng từ 60 - 70 gram. Giống vịt Cò có khả năng kiếm mồi rất giỏi, thích ứng tốt với khí hậu nhiệt đới. Ngành hàng vịt ở Đồng Tháp hướng đến mục tiêu đến cuối năm 2025 có tổng đàn vịt đạt 8,77 triệu con; sản lượng trứng vịt hơn 390 triệu trứng.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Những cánh đồng 'mở đường' nhân rộng 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Kết quả đánh giá từ những cánh đồng thí điểm là cơ sở để tỉnh Kiên Giang nhân rộng diện tích tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

DNTH: Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm

DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm

DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang

DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải...

Đưa khoai tây về miền nắng gió

DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.

XEM THÊM TIN