Phở Hà Nội chính thức trở thành Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

13:56 | 13/08/2024

DNTH: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2328 đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia món phở Hà Nội.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã trình hồ sơ đề nghị ghi danh tri thức dân gian phở Hà Nội vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo hồ sơ thành phố Hà Nội đề xuất, chủ thể của món phở là những cá nhân, gia đình trực tiếp thực hành và nắm giữ những tri thức, kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết chế biến phở; được trao truyền qua nhiều thế hệ thể hiện yếu tố tiếp nối bản sắc và thương hiệu được ghi nhận.

Phở Hà Nội
Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon.

Theo số liệu thống kê của Phòng Quản lý Di sản, Sở VHTT Hà Nội, tại 30/30 quận, huyện, thị xã… trên địa bàn thành phố đều có hàng phở. Tính đến năm 2023, Hà Nội có gần 700 cửa hàng phở, những cửa hàng tập trung chủ yếu trên địa bàn các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Long Biên. Những thương hiệu phở gia truyền (trên 2 đời làm phở) thường chỉ chuyên bán phở bò hoặc phở gà tập trung chủ yếu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình, quận Hai Bà Trưng.

Những thương hiệu phở gia truyền (có hơn 2 đời làm phở) thường chỉ chuyên bán phở bò hoặc phở gà tập trung chủ yếu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng.

Theo nhiều sử liệu ghi chép lại, món phở tại Hà Nội được ra đời vào đầu thế kỷ XX. Thuở ban đầu phở vốn là một loại quà rong, được gánh đi rong và rao bán khắp phố phường tại Hà Nội vào những năm 1907-1910.

Đến nay, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến nguồn gốc ra đời của món phở, trong đó có 3 giả thuyết phổ biến: phở bắt nguồn từ món pot-au-feu của Pháp; phở có nguồn gốc từ món ngưu nhục phấn của người Hoa; và phở có nguồn gốc từ món bún xáo trâu của người Việt.

Mặc dù món phở xuất hiện tại nhiều địa phương trên cả nước, nhưng nhắc đến phở Hà Nội, người ta nhớ ngay đến dấu ấn ẩm thực khó quên, lưu giữ những hương vị hồn cốt của dân tộc. Bởi đối với nhiều thực khách, phở Hà Nội là thức quà ngon và có tính đặc trưng riêng.

Món phở cũng thể hiện sự tinh tế của người Hà Nội không chỉ trong nấu nướng mà còn trong thưởng thức. Các chuyên gia ẩm thực, nhà nghiên cứu và cả giới nhà văn, nhà thơ đều thừa nhận rằng: Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon.

Quyết định công nhận Phở Hà Nội là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được đưa ra dựa trên đề nghị của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và Cục trưởng Cục Di sản văn hóa. Việc công nhận này nhằm ghi nhận giá trị văn hóa đặc sắc của món ăn truyền thống Hà Nội, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để bảo tồn và phát huy giá trị của Phở trong đời sống văn hóa - xã hội của Thủ đô và cả nước.

Theo quyết định, UBND thành phố Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể này theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, mở ra cơ hội mới trong việc quảng bá và phát triển giá trị văn hóa ẩm thực của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.

Theo Thương hiệu và Công luận

Nguồn: https://thuonghieucongluan.com.vn/pho-ha-noi-chinh-thuc-tro-thanh-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-a231808.html


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình

DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống

DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

DNTH: Sáng nay (18/4) tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023-2025) tổ chức Họp báo các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...

Sẽ có 119 bài tham luận tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

DNTH: Hội thảo kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia sẽ diễn ra tại TP. HCM vào ngày mai (20/4). Hội thảo có 119 bài tham luận được chuẩn bị công phu và nghiêm túc.

XEM THÊM TIN