Quảng Bình: Lễ hội rằm tháng ba Minh Hóa.

22:36 | 15/04/2019

DNTH: “Thà đau, thà ốm mà nằm. Chứ ai nỡ bỏ chợ rằm tháng ba”. Đây là câu ca của người dân nơi đây từ bao nay, cứ truyền tai nhau như một lời nhắc nhở về lễ hội “rằm tháng ba” (được diễn ra từ ngày 10 đến 15 tháng 3 âm lịch), nét văn hóa riêng của huyện miền núi Minh Hóa, Quảng Bình.

Mỗi năm, cứ đến rằm tháng ba âm lịch. Người dân ở phía Tây huyện miền núi Minh Hóa, thuộc tỉnh Quảng Bình lại vui mừng chuẩn bị cho lễ hội “rằm tháng ba” âm lịch đặc trưng của huyện miền núi nơi đây. Lễ hội không chỉ giới hạn trong một làng, một xã, một dân tộc hay tộc người mà dành cho tất cả dân cư sinh sống ở vùng đất này. Lễ hội được công nhận là lễ hội văn hoá truyền thống cấp tỉnh năm 2004, hội tụ cả 3 yếu tố, gồm: lễ - hội - chợ.

Lễ hội “rằm tháng ba” ở Minh Hóa là sự tích từ câu chuyện mà cha ông xưa để lại, có sự liên kết đến sự tích Thác Bụt nơi đây. Kể về câu chuyện 2 anh em một nhà nông ở làng Yên Đức, xã Yên Hóa, đi tìm mật ong trên lèn Ông Ngoi. Lên đến đỉnh họ gặp một giếng nước trong vắt, cạnh giếng có một cây quýt trĩu quả. Dưới bóng cây râm mát có 12 hòn đá giống hình ông Bụt. Thấy lạ người anh dùng dây rừng buộc lấy một hòn đá và mang xuống núi, đến thác Cúi họ đặt tượng đá xuống tắm rửa. Nhưng lạ thay khi tắm xong, người anh đến nhấc tượng đá lên để mang về thì không sao nhấc nổi. Bực mình vì tiếc công mang, anh ta liền dùng rựa ghè sứt môi tượng đá, hậu quả là dòng họ của người anh trong nhiều đời liên tục đều có một người bị sứt môi hở hàm ếch. Khi tượng đá xuất hiện ở thác Cúi chưa được bao lâu thì làng Yên Đức sinh ra nhiều dịch bệnh, chim muông, thú dữ về phá hoại mùa màng và bắt gia súc, gia cầm. Dân làng lập đàn thờ thì dịch bệnh tiêu tan, mùa màng tươi tốt, nhà nhà trở lại yên ấm. Từ đó, tại đàn thờ ở thác Cúi hàng ngày có rất nhiều người đến cầu nguyện.
Lúc đầu, lễ cầu cúng được thực hiện liên tục hàng ngày, sau đó để thuận lợi hơn cho mọi người, dân làng đặt ra lệ chỉ làm lễ cầu nguyện chung mỗi năm một lần vào ngày rằm tháng ba cho đến bây giờ. Trải qua bao biến cố thiên thăng trầm của lịch sử, lễ hội rằm tháng ba cùng với các làn điệu dân ca như: Điệu hò thuốc, điệu đúm ví và điệu ru con đã trở thành nét văn hóa truyền thống không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Minh Hóa. Không chỉ riêng người dân Minh Hóa mà người dân các huyện lân cận, thành phố Đồng Hới hay các tỉnh khác cũng về đây dự hội rằm tháng 3.

Khi đến với lễ hội “rằm tháng ba” sau khi kết thúc phần lễ  ở Thác Bụt, phần hội được bắt đầu rất sôi động mang đậm nét văn hóa của cư dân vùng sơn cước Minh Hóa. Các hoạt động văn hóa dân gian như hát ví đúm (hát đối đáp), hát sắc bùa, hát nhà trò, hò thuốc, chơi đu, nhảy sạp, cà kheo, bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, cờ thẻ, ném xoang… Đặc biệt là dân làng khắp nơi trong vùng đổ về chợ Sạt (phiên chợ rằm) để mua sắm, trao đổi những sản phẩm giản dị do bàn tay lao động của các dân tộc anh em trên địa bàn huyện Minh Hóa làm ra và nhiều món ăn truyền thống đặc trưng của người dân Minh Hóa như ốc suối luộc, bồi ngô chấm mật ong rừng, khoai môn…. Quan trọng hơn đây còn là nơi gặp gỡ, hò hẹn của các chàng trai, cô gái vùng cao này, đêm trước diễn ra phiên chợ, thanh niên khắp nơi đổ về Quy Đạt mong muốn tìm được duyên mới tại phiên chợ duy nhất trong năm. Họ vui chơi suốt đêm, thưởng thức những món ăn đặc sản của địa phương, hát múa giao duyên dưới ánh trăng rằm, nhiều cặp nam nữ dù ở cách xa nhau hàng ngày đường núi, nhưng qua hội chợ rằm nhiều đôi trai tài gái sắc đã nên vợ thành chồng nên nhiều người vẫn gọi chợ rằm tháng ba là “Chợ tình”.

Lễ hội “rằm tháng ba” Minh Hóa được tổ chức với nhiều hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy và phản ánh chân thực đời sống sinh hoạt của nhân dân trong toàn huyện. Tạo nên sự gắn bó, đoàn kết của cộng đồng dân cư và các dân tộc sinh sống ở phía Tây tỉnh Quảng Bình.

Phạm Trung - Trần Hùng.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình

DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống

DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

DNTH: Sáng nay (18/4) tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023-2025) tổ chức Họp báo các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...

Sẽ có 119 bài tham luận tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

DNTH: Hội thảo kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia sẽ diễn ra tại TP. HCM vào ngày mai (20/4). Hội thảo có 119 bài tham luận được chuẩn bị công phu và nghiêm túc.

XEM THÊM TIN