Quy định mới về phòng chống bão lũ công trình đường bộ
17:02 | 05/12/2024
DNTH: Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư số 40/2024 quy định về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ....
Thông tư mới này nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật Đường bộ 2024 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Một điểm mới nổi bật của Thông tư là việc Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra quy định chi tiết về phòng ngừa thiên tai đối với các công trình đường bộ được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng hoặc cải tạo, nhằm đảm bảo tính bền vững và an toàn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.
CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TỪ BƯỚC THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH
Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các chủ đầu tư khi lập và triển khai dự án xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng hoặc cải tạo công trình đường bộ cần tuân thủ các yếu tố thiết kế và xây dựng bền vững, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu.
Các công trình đường bộ phải đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm khả năng thoát lũ và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về phòng, chống thiên tai. Đồng thời, các dự án phải hạn chế tối đa, hoặc không được làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai, đảm bảo tính ổn định và an toàn lâu dài cho công trình trước tác động của thiên nhiên.
Đối với các công trình đang trong giai đoạn thi công, nhà thầu phải xây dựng phương án phòng ngừa thiên tai chi tiết. Kế hoạch này nhằm bảo đảm an toàn cho khối lượng công việc đã thi công, an toàn giao thông, cũng như bảo vệ công trình phụ trợ, trang thiết bị thi công, kho bãi chứa vật liệu, nhà xưởng và nơi ở của cán bộ, công nhân viên. Việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro mà còn bảo đảm tiến độ và chất lượng công trình.
Trong quá trình thi công và hoàn thành công trình phải tuân thủ theo quy trình, bảo đảm an toàn giao thông khi thi công các công trình liên quan đến đường bộ đang khai thác theo phương án, biện pháp tổ chức thi công, phương án phòng ngừa thiên tai; không vứt, bỏ vật liệu, phế thải làm tắc nghẽn dòng chảy. Khi thi công xong phải thanh thải lòng sông để thoát nước tốt cũng như bảo đảm an toàn giao thông thủy; khi có thiên tai sắp xảy ra trên khu vực công trình, phải bố trí người và phương tiện, thiết bị để ứng phó, khắc phục.
Về công trình đường bộ đã đưa vào khai thác, sử dụng, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các các chủ thể quản lý tuyến đường có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiên tai đối với công trình cầu nhỏ và cống; công trình cầu trung và cầu lớn; nền đường, rãnh thoát nước; đường tràn, ngầm; hầm đường bộ, hầm chui; hệ nổi, cầu phao, phà và ca nô.
KỊP THỜI ỨNG PHÓ VỚI ẢNH HƯỞNG MÀ THIÊN TAI GÂY RA ĐẾN ĐƯỜNG BỘ
Về công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Thông tư 40/2024 của Bộ Giao thông vận tải quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân liên quan. Cụ thể, người quản lý, sử dụng đường bộ; doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ; nhà thầu bảo trì công trình đường bộ đều phải thực hiện chỉ đạo và tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai, cũng như tham gia tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi quản lý của mình.
Ban chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp phải thường xuyên trực chiến thường xuyên, theo dõi chặt chẽ diễn biến của thiên tai và sự cố. Dựa trên mức độ nguy hiểm, điều kiện địa hình, cũng như tình hình thực tế, các biện pháp ứng phó phù hợp và kịp thời phải được lựa chọn và triển khai.
Căn cứ vào các dự báo, cảnh báo và cấp độ rủi ro thiên tai, các đơn vị liên quan phải lập phương án và tổ chức thực hiện ứng phó sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn. Trong trường hợp sự cố vượt quá khả năng ứng phó, đơn vị phải báo cáo ngay lên Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và UBND cấp tỉnh để phối hợp xử lý kịp thời.
Khi thiên tai xảy ra, các cơ quan quản lý đường bộ, khu quản lý đường bộ, ban quản lý dự án, doanh nghiệp và nhà thầu có trách nhiệm ưu tiên cứu người và bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân. Đồng thời, cần nhanh chóng gia cố, sửa chữa ngay tại chỗ các vị trí công trình bị ảnh hưởng để giảm thiểu thiệt hại đối với kết cấu hạ tầng đường bộ. Nếu sự cố vượt ngoài khả năng xử lý, phải lập tức báo cáo và đề xuất lên cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ cần thiết.
Ngoài ra, khi thấy nguy cơ có thể xảy ra sạt lở đường bộ, đất, đá, lũ quét gây nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông đường bộ, cần phải triển khai việc hạn chế, phân luồng phương tiện hoặc cấm phương tiện qua lại. Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm, tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đá do mưa, lũ hoặc dòng chảy.
Nguồn: https://vneconomy.vn/quy-dinh-moi-ve-phong-chong-bao-lu-cong-trinh-duong-bo.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Vneconomy /
- Thông tư số 40/2024 /
- Quy định mới về phòng chống bão lũ công trình đường bộ /
- phòng chống bão lũ công trình đường bộ /
- hạ tầng /
- đường bộ /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nghị quyết 57 và cơ hội chuyển mình của doanh nghiệp
DNTH: Nghị quyết số 57-NQ/TW, ban hành ngày 22/12/2024, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Giảm mạnh thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ô tô
DNTH: Bộ Tài chính đang đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với một số mặt hàng ô tô nhằm đa dạng hóa nguồn cung xe nhập khẩu, thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường và xây dựng hệ thống thuế...
Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng, dầu: Bài toán cần cân đối là làm sao hài hòa nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước
DNTH: Bộ Tài chính đề xuất mở rộng diện giảm 2% thuế VAT với một số mặt hàng, trong đó có xăng, dầu và kéo dài chính sách ưu đãi này tới hết năm 2026. Đề xuất nhận được sự ủng hộ của người dân và cộng đồng DN.

Bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ nghỉ hưu trước tuổi tại đơn vị sự nghiệp công lập
DNTH: Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Doanh nghiệp nhà nước phải tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực
DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 21/3/2025 về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Chính sách tạo động lực mạnh cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển
DNTH: Chính sách hỗ trợ của nhà nước có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...