Quy định mới về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

16:09 | 14/12/2019

DNTH: Thông tư số 81/2019/TT-BTC (Thông tư 81) quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan có nhiều điểm mới, tạo sự minh bạch trong đánh giá tuân thủ người khai hải quan, bình đẳng trong tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK)...

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 81 quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2020, có nhiều điểm đáng chú ý. Cụ thể, thông tư đã bổ sung thêm đối tượng đánh giá tuân thủ pháp luật, cũng như đánh giá mức độ tuân thủ đối với người khai hải quan.

Trước đây, tại Quyết định 464/QĐ-BTC ngày 29/6/2015 của Bộ Tài chính về quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, đối tượng điều chỉnh là DN hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

Để thống nhất với quy định tại Điều 17 Luật Hải quan, Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Thông tư 81 bổ sung đối tượng áp dụng là người khai hải quan bao gồm bốn nhóm đối tượng: DN hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; đại lý làm thủ tục hải quan; DN cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, DN cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế; chủ phương tiện, người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền. Đồng thời, bổ sung bốn bộ tiêu chí đánh giá tuân thủ tương ứng với bốn đối tượng nêu trên.

Điểm đáng chú ý nữa là thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP, cơ quan hải quan công khai tiêu chí đánh giá DN (trước đây thuộc chế độ mật) để DN nắm và thực hiện, tránh được sai sót, vi phạm trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Lợi ích của DN ở đây là biết được tiêu chí đánh giá DN của cơ quan hải quan (trước đây thuộc chế độ mật). Căn cứ vào việc phân loại DN, cơ quan hải quan sẽ áp dụng biện pháp quản lý phù hợp sao cho hài hòa giữa tạo thuận lợi thương mại và kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan. DN tuân thủ tốt pháp luật sẽ được cơ quan hải quan tạo thuận lợi tối đa và tùy vào từng mức độ sẽ được hưởng lợi tương ứng./.

T.H

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghị quyết 57 và cơ hội chuyển mình của doanh nghiệp

DNTH: Nghị quyết số 57-NQ/TW, ban hành ngày 22/12/2024, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Giảm mạnh thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ô tô

DNTH: Bộ Tài chính đang đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với một số mặt hàng ô tô nhằm đa dạng hóa nguồn cung xe nhập khẩu, thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường và xây dựng hệ thống thuế...

Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng, dầu: Bài toán cần cân đối là làm sao hài hòa nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước

DNTH: Bộ Tài chính đề xuất mở rộng diện giảm 2% thuế VAT với một số mặt hàng, trong đó có xăng, dầu và kéo dài chính sách ưu đãi này tới hết năm 2026. Đề xuất nhận được sự ủng hộ của người dân và cộng đồng DN.

Bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ nghỉ hưu trước tuổi tại đơn vị sự nghiệp công lập

DNTH: Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Doanh nghiệp nhà nước phải tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 21/3/2025 về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Chính sách tạo động lực mạnh cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

DNTH: Chính sách hỗ trợ của nhà nước có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam.

XEM THÊM TIN