Quyết định của Nhật mở ra 'những cánh cửa mới' cho vải thiều Việt Nam
09:15 | 10/01/2020
DNTH: Việc Nhật Bản cho phép nhập khẩu quả vải thiều của Việt Nam sẽ mở ra cơ hội mới cho mặt hàng này, đồng thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam hạn chế sự phụ thuộc vào 1 thị trường.
![]() |
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+) |
Ngày 9/1, ông Tạ Đức Minh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, đã khẳng định việc Nhật Bản cho phép nhập khẩu quả vải thiều của Việt Nam sẽ giúp mở ra “những cánh cửa xuất khẩu” mới cho mặt hàng này, đồng thời giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam hạn chế sự phụ thuộc vào một thị trường nào đó.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, ông Tạ Đức Minh nói: “Vải thiều là mặt hàng hoa quả tươi thứ 4 của Việt Nam sau thanh long, xoài và chuối được phép nhập khẩu vào thị trường này. Vì Nhật Bản là một trong những thị trường có tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm khắt khe nhất thế giới nên việc quả vải tươi của Việt Nam thâm nhập thành công vào thị trường này sẽ giúp chúng ta mở thêm những cánh cửa xuất khẩu sang các nước phát triển khác".
Để tận dụng tốt cơ hội này, theo ông Tạ Đức Minh, các doanh nghiệp xuất khẩu hoa quả Việt Nam cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về kiểm dịch và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản.
Đáng chú ý, cần phải đặc biệt lưu ý về khâu kiểm dịch bởi vì, bất cứ lô vải thiều tươi nào có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định của Nhật Bản đều sẽ bị trả lại hoặc bị tiêu hủy cho dù lô hàng này đã được xử lý côn trùng.
Bên cạnh đó, ông Tạ Đức Minh khuyến cáo hoa quả xuất khẩu phải từ nơi có quy hoạch vùng trồng, được kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, có thể truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm và tuyệt đối không được dùng thuốc bảo vệ thực vật mà phía Nhật Bản không cho phép.
Ngoài ra, theo ông Tạ Đức Minh, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu áp dụng công nghệ bảo quản tiên tiến để giữ được quả vải tươi lâu hơn.
Tháng trước, Bộ Nông-lâm-ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã thông báo cho Cục Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc nước này mở cửa thị trường cho quả vải thiều của Việt Nam kèm theo các quy định về kiểm dịch thực vật đối với vải thiều nhập khẩu.
Quy định này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2019.
Cụ thể, MAFF yêu cầu quả vải thiều tươi xuất khẩu vào Nhật Bản phải được trồng tại các vườn được Cục Bảo vệ Thực vật kiểm tra, giám sát và cấp mã số vùng trồng, đáp ứng quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của Nhật Bản.
Lô quả vải xuất khẩu phải được đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bằng methyl bromide tại các cơ sở được Cục Bảo vệ Thực vật và MAFF công nhận với liều lượng tối thiểu là 32g/m3 trong thời gian 2 giờ, dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật Việt Nam và Nhật Bản.
Bên cạnh đó, các lô quả vải thiều xuất khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ Thực vật cấp.
Trước đó, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá quả vải Việt Nam tại thị trường Nhật Bản.
Cụ thể, từ năm 2018, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã nhiều lần đưa các doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam đi khảo sát vùng trồng vải thiều Lục Ngạn và có những buổi làm việc với đại diện Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang và lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Lục Ngạn nhằm xem xét khả năng nhập khẩu mặt hàng hoa quả này của Việt Nam.
Theo Thanh Tùng/TTXVN

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha
DNTH: Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại...

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng
DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...