Sau 15/3, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xu thế giảm nhanh

14:52 | 13/03/2025

DNTH: Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về việc tăng cường vận hành công trình thủy lợi lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chú thích ảnh
Nạo vét kênh mương nội đồng để chủ động ngăn mặn, trữ ngọt tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Ảnh tư liệu: Duy Khương/TTXVN

Theo báo cáo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, xâm nhập mặn ở các cửa sông Cửu Long đã qua đỉnh, dự báo từ khoảng sau ngày 15/3/2025, dòng chảy từ thượng nguồn về Đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh, xâm nhập mặn có xu thế giảm nhanh. Cụ thể, trong phạm vi cách biển từ 30-40km trở vào, khả năng xuất hiện nước ngọt thường xuyên, thuận lợi cho các công trình thủy lợi lấy nước, nhất là khi triều thấp.

Để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh sau thời gian cao điểm xâm nhập mặn vừa qua, Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long các giải pháp đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024-2025.

Các địa phương tăng cường theo dõi sát thông tin dự báo tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn của các cơ quan chuyên ngành, khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường cung cấp (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đang cung cấp bản tin dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn hằng tuần và khi có tình huống đột xuất xảy ra).

Đồng thời, khẩn trương xây dựng kế hoạch tổ chức vận hành công trình thủy lợi trong phạm vi cách biển từ 30 km trở vào để tranh thủ lấy nước tưới cho cây trồng, dân sinh, thau rửa hệ thống, tích trữ nước, phục vụ xuống giống vụ lúa Hè Thu 2025. Các khu vực khác nếu công trình thủy lợi chưa bảo đảm chủ động kiểm soát xâm nhập mặn, cần lưu ý chờ chính thức vào mùa mưa để tổ chức xuống giống.

Các tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường truyền thông, phổ biến thông tin về tình hình nguồn nước, thời gian có nước ngọt trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, tổ chức liên quan chủ động lấy nước và tích trữ nước. 

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long đang ở thời kỳ giữa mùa khô. Ranh mặn 4g/l ở các cửa sông Cửu Long đã xuất hiện từ  42-60 km (tùy cửa sông).

Từ ngày 12/3 - 15/3, xâm nhập mặn vẫn tăng nhẹ theo kỳ triều cường. Một số sông ở mức khá cao, ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển từ 40-55 km.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Những cánh đồng 'mở đường' nhân rộng 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Kết quả đánh giá từ những cánh đồng thí điểm là cơ sở để tỉnh Kiên Giang nhân rộng diện tích tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

DNTH: Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm

DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm

DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang

DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải...

Đưa khoai tây về miền nắng gió

DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.

XEM THÊM TIN