Sửa Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Doanh nghiệp kiến nghị tập trung vào hậu kiểm
09:50 | 11/03/2025
DNTH: Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP đang dấy lên lo ngại của doanh nghiệp về gia tăng thủ tục hành chính cho hoạt động kinh doanh.

Theo đó, an toàn thực phẩm là vấn đề thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi cá nhân và gia đình. Việc Đảng và Nhà nước quan tâm đến vấn đề này là hoàn toàn đúng đắn, đặc biệt trong bối cảnh các vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí tử vong xuất hiện không ít trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, với dự thảo hiện nay, đang dấy lên lo ngại của cộng đồng doanh nghiệp về gia tăng thủ tục hành chính, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, Hiệp hội Sữa Việt Nam đánh giá, nhiều đề xuất mới trong Dự thảo làm tăng nặng cả 3 nhóm thủ tục hành chính gồm: Tự công bố sản phẩm, Đăng ký bản công bố sản phẩm và Đăng ký lại bản công bố.
Điều này, theo Hiệp hội, không phù hợp với chủ trương chung của Nhà nước về “tăng cường đơn giản hóa và rút ngắn thời gian thủ tục hành chính, tạo thông thoáng và phát huy tối đa quyền của doanh nghiệp”.
Ví dụ, đối với thủ tục đăng ký lại, Dự thảo quy định 15 trường hợp khi có thay đổi phải đăng ký lại (tăng thêm 12 trường hợp), mà không có phân loại thay đổi lớn hay thay đổi nhỏ, là chưa đúng với quản lý rủi ro. Một số trường hợp rất bất hợp lý, cản trở sự tiến bộ của khoa học, như thay đổi phương pháp kiểm nghiệm cũng phải đăng ký lại.
“Quản lý dược phẩm rất chặt chẽ mà vẫn cho phép các thay đổi nhỏ chỉ cần thông báo, các thay đổi lớn phải nộp hồ sơ để duyệt, chỉ một số trường hợp thay đổi rất lớn phải đăng ký lại”, văn bản của Hiệp hội sữa nhấn mạnh.
Ngoài ra, nhiều quy định trong Dự thảo cũng đang được đánh giá là bất hợp lý, ví dụ như khái niệm về “thực phẩm bổ sung”, “thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra thị trường”...
Dự thảo quy định “Thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung. Không được ghi, công bố khuyến cáo sức khỏe hoặc công dụng của thành phẩn bổ sung”. Trong khi đó, Thông tư 17/2023/TT-BYT của Bộ Y tế vẫn cho phép thực phẩm bổ sung công bố hàm lượng chất dinh dưỡng (Nutrient content claims) và công bố khuyến cáo sức khỏe (Health claims) nếu tuân thủ các yêu cầu cụ thể.

Hiệp hội Thực phẩm minh bạch đề xuất, để giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm, Dự thảo sửa đổi Nghị định 15 nên tập trung vào vấn đề hậu kiểm trong thực tế, thay vì chỉ hậu kiểm trên hồ sơ.
Hiệp hội này cho biết, hiện nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh chấu Âu (EU) đều tập trung vào hậu kiểm. Doanh nghiệp phải tự tuân thủ và tiền kiểm chỉ áp dụng với đăng ký giấy phép sản xuất, sản phẩm đặc thù (Trung Quốc), chứ không cần công bố hợp quy toàn bộ sản phẩm như Việt Nam.
Đồng quan điểm, Hiệp hội Chè Việt Nam đề xuất Dự thảo cần chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm sản phẩm trên thị trường, triệt để cắt giảm điểm nghẽn về thủ tục hành chính
Đặc biệt, Dự thảo cần bổ sung một chương riêng về kiểm tra nhà nước đối với thức ăn đường phố, thực phẩm tươi sống, bếp ăn tập thể (nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm); thay vì chỉ tăng thủ tục hành chính với thực phẩm bao gói sẵn (hầu như không gây ngộ độc thực phẩm). Đây là cơ sở để khắc phục tình trạng “rau 2 luống, lợn 2 chuồng, thịt ngậm hóa chất”.
Đa số ý kiến các hiệp hội mong muốn Dự thảo sửa đổi Nghị định 15 sẽ áp dụng chuyển đổi số trong quản lý, trong đó yêu cầu thủ tục đăng ký, công bố thực phẩm phải được thực hiện trên môi trường điện tử.
Dự thảo cũng cần tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý thực phẩm, quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu và người trực tiếp thi hành để thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật, khắc phục “tình trạng giải quyết chậm trễ kéo dài, yêu cầu bổ sung hồ sơ vượt quá số lần”.
Cho ý kiến về vấn đề này, TS. Đặng Xuân Sinh, Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tại Việt Nam nhận định, Nghị định 15/2018 đã nhấn mạnh vai trò của kiểm tra và hậu kiểm trong kiểm soát an toàn thực phẩm. Thực tế, phương pháp hậu kiểm đang được nhiều nước áp dụng vì tính hiệu quả, nhưng cũng gây lo ngại về thủ tục phức tạp, tốn thời gian. Do đó, cần có giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng, thuận lợi hơn, đặc biệt là ứng dụng công nghệ số trong quản lý hành chính công để giảm thiểu thời gian xử lý hồ sơ.
"Phương pháp hậu kiểm không chỉ giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường mà còn nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp. Việc áp dụng các chế tài phù hợp sẽ giúp bảo vệ người tiêu dùng, củng cố niềm tin vào hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý", ông Sinh chia sẻ.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn/sua-nghi-dinh-15-2018-nd-cp-doanh-nghiep-kien-nghi-tap-trung-vao-hau-kiem-10151244.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- hậu kiểm /
- thực phẩm bổ sung /
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP /
- Hiệp hội Sữa Việt Nam /
- Hiệp hội Chè Việt Nam /
- thực phẩm chức năng /
- an toàn thực phẩm /
- thủ tục hành chính /
- doanh nghiệp /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nghị quyết 57 và cơ hội chuyển mình của doanh nghiệp
DNTH: Nghị quyết số 57-NQ/TW, ban hành ngày 22/12/2024, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Giảm mạnh thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ô tô
DNTH: Bộ Tài chính đang đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với một số mặt hàng ô tô nhằm đa dạng hóa nguồn cung xe nhập khẩu, thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường và xây dựng hệ thống thuế...
Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng, dầu: Bài toán cần cân đối là làm sao hài hòa nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước
DNTH: Bộ Tài chính đề xuất mở rộng diện giảm 2% thuế VAT với một số mặt hàng, trong đó có xăng, dầu và kéo dài chính sách ưu đãi này tới hết năm 2026. Đề xuất nhận được sự ủng hộ của người dân và cộng đồng DN.

Bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ nghỉ hưu trước tuổi tại đơn vị sự nghiệp công lập
DNTH: Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Doanh nghiệp nhà nước phải tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực
DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 21/3/2025 về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Chính sách tạo động lực mạnh cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển
DNTH: Chính sách hỗ trợ của nhà nước có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...