Tam Nông dự kiến mở rộng diện tích lúa phát thải thấp lên gần 11.900ha

11:25 | 06/02/2025

DNTH: Riêng trong năm 2024, huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) đặt chỉ tiêu gần 5.000ha lúa theo tiêu chuẩn phát thải thấp và dự kiến mở rộng lên 11.885ha vào năm 2025.

Năm 2024, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển nông nghiệp. Trong đó, giá lúa gạo duy trì ở mức cao đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho nông dân, với thu nhập trung bình tăng 5,4 triệu đồng/ha so với năm trước. Huyện Tam Nông chủ động triển khai hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, kết hợp Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Lúa đông xuân được mùa được giá, nông dân phấn khởi

Điểm nhấn của năm 2024 là sự đầu tư mạnh vào hạ tầng thủy lợi, ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số vào sản xuất. Các mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, hiện đại và phát thải thấp được nhân rộng, tiêu biểu là mô hình tại xã Phú Thành A với 82ha lúa tuần hoàn và 220ha lúa sinh thái kết hợp bảo tồn sếu đầu đỏ.

Đáng chú ý, huyện đã tích cực tham gia Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Riêng trong năm 2024, Tam Nông đặt chỉ tiêu gần 5.000ha lúa theo tiêu chuẩn phát thải thấp và dự kiến mở rộng lên 11.885ha vào năm 2025.

Phát triển cánh đồng lớn Đồng bằng sông Cửu Long - Bài 1: Nhiều kỳ vọng |  baotintuc.vn

Ngoài ra, huyện vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng như diện tích cánh đồng lớn đạt 110% kế hoạch, diện tích liên kết tiêu thụ lúa đạt 104% và cây ăn trái đạt 101%... Công tác kiểm soát dịch bệnh, phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cũng đạt hiệu quả cao.

Trong năm 2025, Tam Nông đặt mục tiêu đẩy mạnh các mô hình nông nghiệp bền vững, mở rộng diện tích lúa chất lượng cao và phát triển hạ tầng thủy lợi hiện đại. Huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các xã, thị trấn và doanh nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Những cánh đồng 'mở đường' nhân rộng 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Kết quả đánh giá từ những cánh đồng thí điểm là cơ sở để tỉnh Kiên Giang nhân rộng diện tích tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

DNTH: Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm

DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm

DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang

DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải...

Đưa khoai tây về miền nắng gió

DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.

XEM THÊM TIN