Tăng cường hữu cơ cho đất một cách hiệu quả

14:58 | 05/11/2020

DNTH: Sử dụng phân bón hữu cơ một cách hợp lý là biện pháp nhanh nhất để tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Hiện nay ở nhiều địa phương đang lạm dụng quá mức các chất vô cơ như: đạm, lân, kali để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển các loại cây trồng. Các loại phân bón hóa học này đang được người nông dân ứng dụng mạnh mẽ và rộng khắp. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học sẽ làm phản tác dụng vốn có của nó và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tăng cường hữu cơ cho đất một cách hiệu quả
Tăng cường hữu cơ cho đất một cách hiệu quả

Theo nhiều nghiên cứu, việc người dân sử dụng phân hóa học trong thời gian dài đất sẽ bị thoái hóa, bạc màu, mất dần độ liên kết, khô cứng, giảm độ thoát nước,.. Ngoài ra, việc sử dụng phân, thuốc hóa học đã khiến cho vi sinh vật (VSV) có lợi giảm đề kháng, bị chết và nhường chỗ cho các VSV có hại.

Trên thực tế, người dân có thể dễ dàng cải tạo đất nông nghiệp như để lại tàn dư cây trồng trên đất ruộng, cung cấp phân ủ, che phủ đất bằng các vật liệu thực vật hoặc phế thải nông nghiệp, sử dụng cây phân xanh hoặc cây che phủ, luân canh cây trồng thích hợp, chống xói mòn đất,..

Bên cạnh đó, sử dụng phân bón hữu cơ là biện pháp cải tạo đất tốt nhất. Phân bón hữu cơ sẽ tạo ra môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển của VSV có lợi, VSV đối kháng. Đất càng bón nhiều phân hữu cơ thì VSV có ích càng nhiều và đất càng tốt (độ phì của đất). Việc bón phân hữu cơ không chỉ cung cấp độ mùn cho đất giúp ruộng giàu chất dinh dưỡng mà còn làm cho đất tơi xốp, dễ hấp thu các chất dinh dưỡng trong đất nhằm trao đổi chất và quang hợp tốt.

Sử dụng hợp lý các loại phân hoá học kết hợp bón phân hữu cơ cho đồng ruộng là một trong những phương pháp canh tác bền vững và khoa học. Đây cũng là cách tốt nhất để chống sự thoái hoá, sa mạc hoá của đất, trả lại sự sống cho đất trong quá trình canh tác và cũng là cách để ngày càng làm tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Huyền Trang

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Những cánh đồng 'mở đường' nhân rộng 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Kết quả đánh giá từ những cánh đồng thí điểm là cơ sở để tỉnh Kiên Giang nhân rộng diện tích tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

DNTH: Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm

DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm

DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang

DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải...

Đưa khoai tây về miền nắng gió

DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.

XEM THÊM TIN