Thanh Hóa: Chủ động thúc đẩy sản xuất, lưu thông nông sản

21:55 | 29/10/2021

DNTH: Để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, phục hồi sản xuất và thực hiện Chỉ thị 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid - 19, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo triển khai có hiệu quả các nội dung trên.

Thanh Hóa được mệnh danh là vùng đất có nhiều nông sản nổi tiếng như: vịt Cổ Lũng (Bá Thước), quế ngọc (Thường Xuân), cây sâm báo (Vĩnh Lộc), bưởi luận văn (Thọ Xuân)... những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các địa phương, tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu hàng hóa nhằm đưa sản phẩm nông sản mang tính đặc hữu của địa phương có những bước tiến vững chắc trên thị trường. Theo số liệu từ Sở Công thương Thanh Hóa, năm 2020, xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thực phẩm đạt 16,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,439% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Tuy nhiên, dịch Covid - 19 cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản của địa phương.

một số nông sản chủ lục của thanh hóa bị ngưng trệ
Một số sản phẩm nông sản, vùng nguyên liệu chủ lực bị ngưng trệ do ảnh hưởng của dịch Covid - 19.

Trước thực tế đó, tỉnh đãcùng bà con, doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phục hồi sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất nông nghiệp; phòng, chống thiên tai và xây dựng Nông thôn mới trong tình hình dịch bệnh Covid - 19. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh vừa phòng, chống dịch, vừa duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh an toàn, hiệu quả. Chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm không đứt gãy chuỗi sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất vụ tiếp theo, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nông sản cho nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh và chế biến, xuất khẩu trong mọi tình huống, đặc biệt là các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.

Tổ chức liên kết hiệu quả vùng nguyên liệu với sơ chế, chế biến, bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh phát triển sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản để hỗ trợ, bù đắp phần thiếu hụt cho các địa phương khác, nhất là các địa phương bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19. Triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống các loại dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản.

kết nối nông sản sachjthanh hóa
Kết nối nông sản sạch được ứng dụng liên kết phát triển.

Tăng cường thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo 3 trục sản phẩm (sản phẩm chủ lực quốc gia, đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP), bảo đảm tiến độ và hiệu quả. Triển khai thực hiện Quyết định số 3416/QĐ-UBND ngày 1/9/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Xây dựng, triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế số trong nông nghiệp. Xây dựng mã số vùng trồng, mã định danh cho cơ sở chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản. Truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm. Tăng cường quảng bá, tiêu thụ nông sản thông qua các kênh xúc tiến thương mại, dịch vụ, nhất là thương mại điện tử.

Tỉnh Thanh Hóa, sẵn sàng tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn với bà con, doanh nghiệp trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid - 19, phối hợp kết nối, mở rộng thị trường tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, lưu thông tiêu thụ nông sản không để ách tắc trong khâu giao nhận, vận tải làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, các Hợp tác xã, doanh nghiệp, tránh tình trạng “ngăn sông cấm chợ” xảy ra./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV

DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

Xuất khẩu thủy sản lần đầu lép vế trước cà phê

DNTH: Theo Cục Hải quan, trong quý 1, xuất khẩu cà phê đạt 496 nghìn tấn, trị giá 2,8 tỷ USD, giảm 15,3% về lượng nhưng tăng tới 45,8% về kim ngạch so với cùng kỳ 2024. Cũng trong quý 1, xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 19,2% so với...

Cam xanh nghĩa tình 'giải cứu' nông sản bền vững

DNTH: Hiện các tỉnh miền Tây đang vào vụ thu hoạch cam sành, thế nhưng đầu ra gặp nhiều khó khăn, chương trình “Cam xanh nghĩa tình” ra đời với một cách tiếp cận mới: chuyển từ “giải cứu” ngắn hạn sang giải pháp tìm đầu ra...

Xuất khẩu sắn, cần đề cao phương thức chế biến

DNTH: Ngành sắn Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng khi xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt kim ngạch gần 1 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, nhưng lại giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Sự phụ thuộc vào Trung...

Ớt chỉ thiên giá 68.000đ/kg, nông dân lãi to dù mất mùa

DNTH: Năm nay do ảnh hưởng thời tiết mưa lạnh kéo dài khiến năng suất ớt giảm, nhưng giá ớt đang rất cao nên nông dân vẫn lãi to.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ chịu thiệt hại vì thuế đối ứng của Mỹ

DNTH: Chính quyền Donald Trump áp thuế nhập khẩu chung và thuế đối ứng với từng đối tác thương mại, trước mắt sẽ gây tổn thất cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

XEM THÊM TIN