Thiếu lao động - cảnh báo 'nóng’ với doanh nghiệp da giày

11:05 | 02/03/2025

DNTH: Khi đơn hàng tương đối ổn định, doanh nghiệp da giày lại lo ngại về tình trạng thiếu lao động, chi phí nhân công ngày một tăng cao đã ‘ăn sâu’ vào lợi nhuận.

Đã từng có nhà máy phải đóng cửa

Cùng với dệt may, những năm gần đây, ngành da giày luôn trong tình trạng thiếu nhân công, không có lao động trẻ bổ sung. Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho hay, thiếu lao động đang là thách thức lớn khiến doanh nghiệp rất khó tối đa hóa được năng lực sản xuất.

“Năm vừa qua, đã có doanh nghiệp da giày phải thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí đóng cửa nhà máy do thiếu lao động”, bà Xuân nhấn mạnh.

Bà Phan Thị Thanh Xuân- Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam
Bà Phan Thị Thanh Xuân- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam

Những ngành thâm dụng lao động như dệt may hay da giày, lao động vẫn là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư khi chi phí này chiếm tới 25% giá thành sản phẩm. Theo bà Xuân, nếu chi phí này tiếp tục tăng, doanh nghiệp gần như mất lãi, chưa kể khiến sức cạnh tranh của sản phẩm da giày Việt trên thị trường bị suy giảm.

Nguyên nhân của tình trạng thiếu lao động, bên cạnh cạnh tranh lao động trong ngành, ngoài ngành, còn do nhiều công nhân bỏ việc đi xuất khẩu lao động.

Việt Nam đang mất dần lợi thế về nhân công là vấn đề đã được các chuyên gia trong nước và quốc tế cảnh báo từ lâu. Soi chiếu từ chi phí nhân công của dệt may - ngành thâm dụng lao động tương tự như da giày, có thể thấy, "bức tranh" không mấy khả quan. Chi phí tiền lương trung bình hàng tháng cho công nhân may mặc của Việt Nam đang ở ngưỡng 300 USD/người/tháng, cao hơn nhiều so với Bangladesh ở mức 95 USD/người/tháng, Campuchia 190 USD/người/tháng, Ấn Độ 145 USD/người/tháng.

Với chi phí nhân công như vậy, không khó để thấy doanh nghiệp hai ngành đang gồng mình tìm mọi cách để bù đắp, đảm bảo lợi nhuận và cả áp lực an sinh xã hội cho người lao động.

Không cách nào khác là phải tăng năng suất

Khi lao động ngày một khan hiếm, chi phí nhân công không còn là chỗ dựa và lợi thế cạnh tranh, buộc doanh nghiệp da giày phải tăng năng suất thông qua ứng dụng máy móc, công nghệ hiện đại.

Về điều này, bà Xuân cũng chia sẻ, những năm qua, doanh nghiệp da giày không tăng về số lượng, thậm chí giảm nhưng bình quân sản lượng giày dép tăng 10% mỗi năm. “Con số này từ đâu mà có, chính là từ nỗ lực đổi mới công nghệ, tăng năng lực sản xuất”, lãnh đạo Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam nói.

sẽ tác động đối với doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp sử dụng đông lao động như dệt may, da giày
Thiếu lao động đang là thách thức lớn của doanh nghiệp da giày. Ảnh minh hoạ

Bà Xuân cũng nhìn nhận, ứng dụng công nghệ nhằm tăng năng suất lao động là con đường bắt buộc doanh nghiệp phải đi qua để giải "bài toán" tồn tại trong bối cảnh thiếu lao động sẽ ngày một "nóng".

Nhưng để làm được điều này, doanh nghiệp phải giải được "bài toán" tăng chi phí, bởi đổi mới công nghệ sản xuất, quản lý liên quan đến nguồn lực, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện để thực hiện.

Hơn thế nữa, da giày là ngành khá đặc thù. “Không phải cứ có tài chính là đầu tư sản xuất được mà phải có nghề, mà nghề này lại rất khó”, lãnh đạo Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam cho hay.

Có thể thấy, doanh nghiệp da giày đang ở thế “khó chồng khó” khi vừa chịu áp lực về thiếu lao động, vừa áp lực bởi việc đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của thị trường nhập khẩu. “Nếu không thực hiện, doanh nghiệp sẽ không có đơn hàng và tự bị đào thải. Thực tế, đã có doanh nghiệp bị đào thải, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa”, bà Xuân cũng cho hay. Lời giải cho vấn đề này vẫn là áp dụng khoa học - công nghệ, doanh nghiệp trong ngành đang từng bước đáp ứng.

Trước khó khăn về thiếu lao động, bên cạnh xoay xở dòng vốn đưa máy móc, thiết bị vào sản xuất, doanh nghiệp da giày trong nước đã nỗ lực tìm cách giữ chân người lao động bằng chế độ phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, vẫn cần những chính sách của Nhà nước để hỗ trợ hơn nữa cho người lao động. Theo bà Xuân, chính sách đó cũng cần phải nghiên cứu hài hòa, phù hợp với cả người lao động và người sử dụng lao động.

Ở góc độ khác, TS. Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động, một số ngành nghề có khả năng thiếu hụt lao động. Để "giữ chân" người lao động, cần có kế hoạch dài hơi. Điểm nghẽn lớn nhất bây giờ là chất lượng nguồn lao động.

Do vậy, cần quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại để phù hợp với sự phục hồi và mở rộng của thị trường. Đồng thời, cần gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, yêu cầu phát triển kinh tế của từng vùng. Hệ thống trung tâm đào tạo việc làm phải có những cải cách tốt, tăng nhu cầu kết nối việc làm trên diện rộng hơn để người lao động có thể nắm bắt.

Năm 2025, ngành da giày đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% so với năm 2024, đạt khoảng 29 tỷ USD. Một trong những thách thức đặt ra với ngành để đạt mục tiêu này là hóa giải được "bài toán" thiếu lao động đang ngày một khó.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Người dân cần đến công an nơi cư trú để xử lý phạt nguội

DNTH: Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT) vừa đưa ra khuyến cáo người dân nên nộp “phạt nguội” ở nơi thường trú thay vì đến nơi phát hiện vi phạm nhằm hạn chế ùn tắc hồ sơ, quá tải.

Thời tiết nông vụ ngày 25/4 - Tây Nguyên, Bắc Bộ và Nam Bộ có mưa

DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 80mm.

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng tới hết năm 2026

DNTH: Tiếp tục chương trình của phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 23/4 về việc cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá...

Thời tiết nông vụ ngày 24/4 - Trung Bộ tiếp tục nắng nóng

DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 24/4, thời tiết trên cả nước ghi nhận nhiều hình thái trái ngược, trong đó, Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện mưa rào và dông, khu vực Trung Bộ tiếp tục chịu ảnh...

Thời tiết nông vụ ngày 22/4: Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng

DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng tại nhiều khu vực trên cả nước, trong đó Bắc Bộ, Trung Bộ có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ vượt ngưỡng 38 độ C.

Bộ Công thương hỏa tốc yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

DNTH: Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị...

XEM THÊM TIN