Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Great Tall quảng cáo lừa dối người tiêu dùng

20:09 | 07/10/2020

DNTH: Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa thông tin, trong thời gian vừa qua, qua công tác hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên internet và môi trường mạng, Cục đã phát hiện thực phẩm bảo vệ sức khỏe Great Tall, thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên tán sỏi Tống Thạch Hoàn quảng cáo như thuốc chữa bệnh, không đúng bản chất, lừa dối người tiêu dùng.

Ảnh minh họa

Cụ thể, trên các website http://www.greattall.com/; https://www.tangchieucaogreattall.com/?gclid=CjwKCAjwiOv7BRBREiwAXHbv3FnMzjkJTXUwR25oiUu4cTQP-ezEpCAgpq1w1PDTx015kb1qpMIUshoCRH8QAvD_BwE; http://vn-nguoikinhdoanh.com/suc-khoe/great-tall-uoc-mo-ve-mot-chieu-cao-li-tuong.html có nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Great Tall như thuốc chữa bệnh, quảng cáo thực phẩm với nội dung quảng cáo không phù hợp theo một trong các tài liệu đã quy định, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

Sản phẩm này được công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Great Mind, có địa chỉ tại tổ 22A, khu Hà Liễu, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, trong thời gian vừa qua trên các website: tongthachhoan.com, vientansoi.com, facebook.com/TongThachHoan,... có nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên tán sỏi Tống Thạch Hoàn không đúng bản chất, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

Sản phẩm này do công ty Cổ phần Onepharm có địa chỉ phòng 201, tầng 2, số 15 ngõ 30 phố Mai Anh Tuấn, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm nêu trên. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/.

Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên các website nêu trên để quyết định mua, sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ này tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, tình trạng vi phạm về quảng cáo quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang rất phổ biến và khó kiểm soát, đặc biệt là vi phạm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook, YouTube, Google và các trang thông tin điện tử có tên miền nước ngoài).

Các hành vi vi phạm chủ yếu là quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược, quảng cáo sai sự thật, quảng cáo lừa dối như thuốc chữa bệnh, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng; quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung, quảng cáo không đúng nội dung đã được xác nhận; quảng cáo lợi dụng lời nói, hình ảnh của giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, dược sĩ, bệnh nhân; quảng cáo không có nội dung khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"...

Thậm chí, một số chương trình trên sóng phát thanh, truyền hình lạm dụng hoạt động tư vấn sức khỏe có sự tham gia của các giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ lồng ghép quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nội dung vi phạm như trên. Vì vậy, Bộ Y tế đã đề nghị Bộ TT&TT chỉ đạo kiểm tra, xử  lý vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các phương tiện truyền thông và môi trường mạng.

Theo quy định, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ tuyệt đối không được ghi là thuốc, không có tác dụng điều trị bệnh, không làm thay đổi chức năng bộ phận cơ thể người. Tuy nhiên, quảng cáo quá mức sẽ khiến người tiêu dùng tin theo, dẫn tới hậu quả, bệnh sẽ nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh, thậm chí với một số bệnh như ung thư sẽ mất đi “cơ hội vàng” chữa bệnh, PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm chia sẻ.

Hiền Minh

chinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết

DNTH: Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự. Đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá,...

Thận trọng sản phẩm mứt Tết "3 không" tràn lan trên thị trường

DNTH: Đa phần tất cả các sản phẩm mứt Tết tại các chợ, các cửa hàng đều có điểm chung là “3 không” - không bao bì, không nhãn mác, không hạn sử dụng khiến không ít người tiêu dùng hoang mang.

Vẫn nỗi lo hàng giả, hàng nhái dịp Tết

DNTH: Cận Tết Nguyên đán cũng là lúc nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân tăng cao. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thường sản xuất, tuồn ra thị trường với số lượng lớn các loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ...

Siết kiểm soát nhập lậu, an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

DNTH: Thời điểm này, ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm soát giết mổ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh

DNTH: Chiều 2/1, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội ra quân kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết tại cơ sở sản xuất bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (địa chỉ 11 Hàng Than, quận Ba...

Hóa chất 6-Benzylaminopurine làm giá đỗ "siêu tốc" âm thầm "đầu độc" người tiêu dùng ra sao?

DNTH: Hóa chất 6-Benzylaminopurine để kích thích tăng trưởng bị cấm dùng trong sản xuất thực phẩm vì có mức độ nguy hại lớn. Khi ăn phải lượng lớn loại hóa chất này có thể gây tử vong.

XEM THÊM TIN