Thương hiệu bưởi Tân Triều
20:40 | 15/01/2023
DNTH: Vào những ngày cuối năm, khi tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đang cận kề, chúng tôi đã có dịp tới thăm làng bưởi Tân Triều (Ấp Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Khung cảnh và không khí của “làng bưởi” những ngày này thật rộn ràng, nhộn nhịp.

Tại các khu vườn trồng bưởi ở làng Tân Triều, người nông dân đang hối hả tưới tắm chăm chút cho cây, thu hái lứa bưởi chín sớm để kịp cho thương lái mua mang đi tiêu thụ và lựa chọn các quả bưởi đẹp nhất “treo” trên cây để dành bán cho người tiêu dùng chưng Tết.
Các thương lái đổ về Tân Triều tìm mua bưởi đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu… họ đến để tìm các vườn bưởi với các trái to, tròn ưng ý, sau đó đặt “giam” tiền trước để cận Tết tới hái. Bưởi Tân Triều không chỉ được “định hình” bằng tiếng vang, lời đồn thổi, mà chất lượng của các giống bưởi ở đây tuyệt ngon, ngọt khiến bất cứ ai nếm, ăn thử một vài lần sẽ khó quên. Chẳng vậy mà bưởi ở đây luôn được nhà vườn bán với giá khá cao, từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng/quả. Giá bưởi ổn định, được người tiêu dùng đón nhận, đó là lý do người nông dân trồng bưởi ở Tân Triều không chỉ “sống ổn”, mà có mức thu nhập cao, thậm chí giàu có.

Không chỉ có thu nhập từ bán bưởi, khoảng hơn chục năm gần đây, rất nhiều hộ gia đình ở Tân Triều còn có thêm nguồn thu nhập từ phát triển du lịch sinh thái phục vụ khách tham quan vườn bưởi. Khách đến đây đều thích thú khi được trở về với thiên nhiên, vườn tược cây trái trĩu cành, được hít thở không khí trong lành của một vùng quê bình yên, thoáng đãng… vào các dịp nghỉ lễ hay cuối tuần, khách du lịch, từ Thành phố Hồ Chí Minh đổ tới đây khá đông.
Nhắc tới các vùng trồng bưởi nổi tiếng ở nước ta, ngoài Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Diễn (Hà Nội), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi da xanh miền Đông Nam Bộ… hẳn không thể thiếu được địa danh Tân Triều (trước đây gọi là bưởi Biên Hoà), bởi bưởi nơi đây không chỉ được trồng với diện tích rất lớn, chất lượng ngon ngọt nức tiếng, mà lịch sử phát triển của cây bưởi ở vùng cù lao của sông Đồng Nai này đã có từ hơn 100 năm trước. Tiếp xúc với một số bậc cao niên ở đây, nghe các cụ kể, chúng tôi được biết vùng bưởi Tân Triều hình thành rất sớm vào những năm sau 1869, khi vùng đất này còn hoang vu, dân cư thưa thớt cách tỉnh lỵ Biên Hòa khoảng 10 km. Năm 1869, nhà thờ Tân Triều được xây dựng, Cha xứ đã mang hai cây bưởi từ Brazil về trồng trước sân. Hàng năm, cây bưởi cho quả trĩu cành. Thấy vậy, bà con địa phương xin chiết nhánh về trồng và nhân rộng khắp vùng.
Sau trận lụt Nhâm Thìn (1952), đất Tân Triều không còn trồng trầu, người dân chuyển sang trồng bưởi. Dần dần, hơn một thế kỷ trôi qua, cây bưởi có mặt khắp vùng và trở thành đặc sản của tỉnh Đồng Nai với nhiều chủng loại khác nhau như: bưởi đường lá cam, bưởi ổi, bưởi đường da láng, bưởi thanh trà, bưởi đường hồng, bưởi lựu... trong số đó, bưởi đường lá cam và bưởi ổi Tân Triều là hai giống bưởi có chất lượng đặc thù nhất, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Đi dọc con đường Hương Lộ 9 chạy xuyên cù lao và các con ngõ nhỏ láng bê tông phẳng phiu dẫn qua các khu vườn xanh mướt mát, chúng tôi bắt gặp bạt ngàn các vườn bưởi sai trĩu cành nhìn vô cùng thích mắt. Hầu như gia đình nào cũng trồng bưởi, có nhà trồng nhiều lên tới cả vài công đất, trong khi các hộ ít cũng từ dăm chục gốc cho tới vài trăm. Ngoài các giống bưởi truyền thống của địa phương, khoảng vài thập kỷ trở lại đây có không ít các nhà vườn đã đưa thêm một số giống bưởi mới nhập ngoại, mà tiêu biểu là bưởi da xanh ruột hồng về trồng. Chẳng vậy mà có nhiều khu vườn, trên cùng một khoảng diện tích chủ vườn canh tác tới cả gần chục loại bưởi khác nhau.
Bà Lê Thị Hải, năm nay 68 tuổi, chủ một vườn bưởi có diện tích gần 2 sào kể rằng, bao nhiêu năm nay gia đình bà trồng cùng lúc 4 giống bưởi, đó là: đường lá cam, bưởi ổi, bưởi lựu, và bưởi thanh trà. Thế nhưng những năm gần đây bưởi da xanh ruột đỏ được người tiêu dùng ưa chuộng, vì thế nhà bà cũng đưa khoảng 50 gốc loại này vào trồng và kết quả cũng rất khả quan, khi bưởi có chất lượng rất ngon, chẳng hề thua kém bưởi da xanh trồng ở Bến Tre hay các vùng khác. Hay như gia đình ông Nguyễn Văn Huấn, năm nay 63 tuổi, trồng hơn 200 gốc bưởi các loại, trong đó số lượng lớn nhất vẫn là bưởi đường lá cam, bưởi đường hồng, còn lại là bưởi da xanh. Ông Huấn, kể: “thực ra thì bưởi da xanh nhà tôi mới đưa vào trồng được cỡ chục năm nay thôi, nhưng nói gì thì nói, giống bưởi mới này mang lại giá trị kinh tế tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán nhiều thời điểm lên rất cao. Nhà vườn trồng cây cũng chỉ có mục đích chính là thu nhập, vì vậy mà trong những năm tới tôi sẽ thanh lọc, đưa các giống bưởi chất lượng, được thị trường đón nhận vào canh tác thay thế cho các giống bưởi năng suất và chất lượng kém hơn…”. Theo như tôi biết, những năm gần đây ngoài việc được mang đi tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành trong nước, thì bưởi có xuất xứ Tân Triều còn được một số công ty tư nhân xuất khẩu qua nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Pháp, Mỹ… tuy nhiên số lượng chưa thật nhiều.

Tiếp xúc, trò chuyện với rất nhiều bà con nông dân ở Tân Triều, chúng tôi thấy dẫu không ít gia đình đã đưa nhiều giống bưởi mới vào trồng với mục đích mang lại thu nhập cao, thế nhưng đại đa số người dân ở đây vẫn “chung thuỷ” với các giống bưởi truyền thống, vốn là “đặc sản” làm nên thương hiệu của địa phương. Chẳng vậy mà dù có trồng thêm một số giống bưởi mới, nhưng các giống bưởi “bản địa” vẫn được ưu ái, gìn giữ.
Gia đình chị Trần Mỹ Vân, năm nay 45 tuổi cho biết, số cây bưởi da xanh gần chục năm tuổi của nhà chị cho thu nhập cao hơn hẳn các giống bưởi khác, nhưng chị vẫn lưu giữ, chăm sóc các gốc bưởi đường lá cam, bưởi ổi, bưởi đường da láng… bởi các giống bưởi truyền thống này đã gắn bó nhiều năm không chỉ với gia đình chị, mà hết thảy các hộ dân ở đây.
Việc lưu giữ, bảo tồn và phát triển sản vật của địa phương là trách nhiệm của mỗi người dân, để tiếng vang bưởi Tân Triều không bị mai một… nhiều bà con nông dân ở đây mong muốn các cơ quan chức năng quan tâm và có nhiều chính sách định hướng để bưởi Tân Triều được xuất khẩu vươn xa rộng rãi ra thị trường quốc tế.
Đặng Đức
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- tỉnh Đồng Nai) /
- xã Tân Bình /
- Làng bưởi Tân Triều (Ấp Tân Triều /
- huyện Vĩnh Cửu /
- bưởi Tân Triều /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể
DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng
DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV
DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

Xuất khẩu thủy sản lần đầu lép vế trước cà phê
DNTH: Theo Cục Hải quan, trong quý 1, xuất khẩu cà phê đạt 496 nghìn tấn, trị giá 2,8 tỷ USD, giảm 15,3% về lượng nhưng tăng tới 45,8% về kim ngạch so với cùng kỳ 2024. Cũng trong quý 1, xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 19,2% so với...

Cam xanh nghĩa tình 'giải cứu' nông sản bền vững
DNTH: Hiện các tỉnh miền Tây đang vào vụ thu hoạch cam sành, thế nhưng đầu ra gặp nhiều khó khăn, chương trình “Cam xanh nghĩa tình” ra đời với một cách tiếp cận mới: chuyển từ “giải cứu” ngắn hạn sang giải pháp tìm đầu ra...

Xuất khẩu sắn, cần đề cao phương thức chế biến
DNTH: Ngành sắn Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng khi xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt kim ngạch gần 1 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, nhưng lại giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Sự phụ thuộc vào Trung...
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...