Tiếp cận nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam: Vấn đề và kiến nghị chính sách
13:49 | 09/11/2018
DNTH: Sáng ngày 9/11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã tổ chức Hội thảo “Tiếp cận nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam: Vấn đề và kiến nghị chính sách”, nhằm thảo luận về những vấn đề, thực trạng của nông nghiệp cao tại Việt Nam và thế giới, từ đó đề xuất giải pháp để tiếp cận nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam.
Tại hội thảo, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, cuộc cách mạng 4.0 trong lĩnh vực nông nghiệp đã được các nước trên thế giới áp dụng nhiều năm nay. Nhưng tại Việt Nam, mới chỉ có một số doanh nghiệp áp dụng số hóa vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Luyến, Trưởng ban Thể chế kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng nhận định: “Nông nghiệp 4.0 là quy trình khép kín bằng công nghệ như giống chất lượng cao, phân bón thông minh, thuốc trừ sâu thảo dược, canh tác chính xác, giảm hao hụt giống và giảm phát thải khí nhà kính, tự động hóa từ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế biến, ứng dụng điện toán đám mây để truy xuất nguồn gốc... Tại Việt Nam đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông minh trong các công đoạn khác nhau của ngành nông nghiệp và mang lại nhiều kết quả tích cực như: VIFARM ứng dụng công nghệ thủy canh hồi lưu, trồng trên các giá thể với công nghệ tưới nước nhỏ giọt, truy xuất nguồn gốc thông qua mã vạch...;VINECO ứng dụng công nghệ tự động hóa, cơ giới hóa, công nghệ tưới tiêu tự động, toàn bộ giai đoạn được thực hiện bằng máy móc để đảm bảo sạch 100%; Cau Dam Farm có hệ thống IoT quản lý nông trại khép kín và tự động hoàn toàn, các giai đoạn thực hiện tự động...”
Bà Nguyễn Thị Luyến, Trưởng ban Thể chế kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tại hội thảo
Cũng theo bà Luyến, sự tham gia ứng dụng trong nông nghiệp chưa nhiều, tập trung chủ yếu vào một số khâu, công đoạn, còn manh mún, tự phát. Ngoài ra, khoảng cách giữa hiện trạng và đòi hỏi của Nông nghiệp 4.0 là khá lớn, trình độ công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản còn lạc hậu, dựa vào kinh nghiệm là chính, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa và máy móc còn ít, lĩnh vực chế biến nông sản chưa phát triển, quy mô nhỏ và vừa, thiết bị lạc hậu, phần lớn nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đều thu hoạch, chế biến theo phương pháp thủ công, chưa áp dụng công nghệ trong bảo quản, chế biến, thu hoạch...
Theo các đại biểu, nếu không tận dụng được cơ hội trong cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp để gia tăng năng xuất, chất lượng hàng hóa thì chúng ta sẽ tụt hậu. Vì vậy, PGS. TS. Đinh Dũng Sỹ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh rằng, Việt Nam có tiềm năng về phát triển nông nghiệp, cần kết nối được các doanh nghiệp, nhà đầu tư với nông dân, đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp, cần tập trung xây dựng các chính sách ưu đãi, thay đổi cơ chế cho các doanh nghiệp, hợp tác xã...
PGS. TS. Đinh Dũng Sỹ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ phát biểu tại Hội thảo
Trong khuôn khổ buổi hội thảo, các đại biểu cũng đồng tình rằng, để phát triển nông nghiệp theo hướng 4.0, cần thực hiện nhiều giải pháp về nguồn nhân lực, đất đai, cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu, vấn đề về tài chính và thị trường. Đồng thời, cũng cần thay đổi tư duy làm nông nghiệp, lấy thị trường để làm căn cứ xác định mặt hàng, chất lượng...
Hoàng Vân

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đừng để mãi là tiềm năng
DNTH: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế, và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chế biến và phân phối nông sản không chỉ giúp nâng cao hiệu quả...

Ngành nông nghiệp từ phát thải đến tạo tín chỉ carbon
DNTH: Thị trường carbon đang trở thành công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính, tạo cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam. Cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải mở ra cơ hội lớn cho ngành này khi thiết lập và vận hành cơ...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới
DNTH: Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ
DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025
Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp
DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...