TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025

09:55 | 27/12/2024

DNTH: Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, trong một tháng trước và sau Tết, giá cả những mặt hàng thuộc chương trình bình ổn thị trường, lương thực thực phẩm thiết yếu sẽ được giữ cố định, không thay đổi và được đảm bảo cung ứng đầy đủ ra thị trường.

Chú thích ảnh
Hàng hóa phục vụ thị trường Tết được các đơn vị chuẩn bị từ sớm.

Chiều 26/12, ông Nguyễn Minh Hùng, Phó trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, trong 11 tháng qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai hàng loạt chương trình bình ổn thị trường, kích cầu tiêu dùng đến người dân và nhận được sự đồng thuận, đồng hành từ nhiều doanh nghiệp. Kết quả, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2024 của Thành phố chỉ tăng 3,19% so với cùng kỳ, thấp hơn bình quân cả nước (cả nước tăng 3,69%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa 11 tháng của Thành phố đạt 514.478 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ, cao hơn bình quân cả nước (cả nước tăng 8,1%).

Đối với công tác chuẩn bị hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ông Nguyễn Minh Hùng cho biết, chương trình bình ổn thị trường năm 2024 và Tết Ất Tỵ 2025 có 69 doanh nghiệp đầu mối tham gia (tăng 10 doanh nghiệp so với năm 2023). Tính đến nay, việc chuẩn bị nguồn hàng của các doanh nghiệp cơ bản đã đáp ứng kế hoạch đề ra, đủ để cung ứng cho thị trường.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1728378970213-0'); });

Cụ thể, các doanh nghiệp đầu mối tham gia chương trình bình ổn thị trường đã chuẩn bị nguồn vốn hơn 22.000 tỷ đồng, trong đó hơn 8.000 tỷ đồng chuẩn bị hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu để phục vụ thị trường Tết. Lượng hàng thiết yếu bình ổn giá tăng từ 4 - 6% so với cùng kỳ và chiếm từ 21% - 32% thị phần trong tháng bình thường; bình quân mỗi tháng Tết dự kiến cung ứng 8.300 tấn gạo, 5.000 tấn thịt gia súc, 5.500 tấn thịt gia cầm, 23 triệu quả trứng gia cầm, 1.400 tấn đường, 1.100 tấn dầu ăn, 800 tấn thực phẩm chế biến, 10.000 tấn rau củ quả, 200 tấn thuỷ hải sản…

“Trong một tháng trước và sau Tết, giá cả những mặt hàng thuộc chương trình bình ổn thị trường, lương thực thực phẩm thiết yếu sẽ được giữ cố định, không thay đổi. Trong Tết, các hệ thống phân phối chỉ nghỉ thời gian ngắn, hầu hết mở cửa vào ngày mùng 2 Tết để đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của người dân. Vì vậy, người dân không cần mua lượng lớn hàng hóa để dự trữ trong dịp này”, ông Hùng cho biết thêm.

Theo TTXVN

Nguồn: https://baotintuc.vn/thi-truong-tien-te/tp-hochi-minh-dam-bao-du-nguon-cung-hang-hoa-cho-thi-truong-tet-2025-20241226203403131.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

"Sốc" với giá vé máy bay dịp nghỉ lễ

DNTH: Theo ghi nhận của phóng viên Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn ngày 19/4, một số chuyến bay đến các khu du lịch như Phú Quốc, Côn Đảo, TP. HCM, Hà Nội… tăng mạnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, giá vé hiện đang ở mức rất cao,...

Doanh số bán ô tô tại Việt Nam tăng 47%

DNTH: Chiều 11/4, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán hàng của các đơn vị thành viên trong tháng 3/2025 đạt 31.750 xe, tăng 47% so với tháng trước và tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biến áp lực thành cơ hội mở rộng tăng trưởng

DNTH: Trước chính sách thuế đối ứng của Mỹ, doanh nghiệp công nghiệp cần biến khó khăn thành động lực mở rộng tăng trưởng.

Thịt lợn đang... hạ nhiệt

DNTH: Cục Thống kê cho biết, vừa qua, có thời điểm giá thịt lợn biến động, tăng mạnh nhất là đầu tháng 3, nhưng sau đó đã chững lại và giảm dần, đến cuối tháng 3 chỉ còn tăng ở một số tỉnh phía Nam.

Tăng thuế thu từ kinh doanh thương mại điện tử lên 19%

DNTH: Bộ Tài chính cho biết, 3 tháng đầu năm, số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Thị trường nông sản: Giá xuất khẩu gạo tiếp tục tăng

DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có biến động mạnh dù đang cao điểm thu hoạch lúa Đông Xuân. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng và thu hẹp dần sự chênh lệch về giá xuất khẩu với các nước khác trong...

XEM THÊM TIN