Trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ, tặng quà Tết
10:25 | 04/02/2025
DNTH: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa thông tin, quán triệt Chỉ thị của Ban Bí thư và của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo tất cả người dân được đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, khí thế, động lực mới, Bộ xác định thực hiện phương châm “Ai ai cũng có Tết, nhà nhà đều có Tết”. Trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đã có trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, tặng quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng.
Về tình hình bảo đảm an sinh xã hội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư và của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã có công văn chỉ đạo các địa phương về việc tăng cường công tác bảo đảm an sinh xã hội, an toàn trong dịp Tết; phối hợp với các cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà Tết các đối tượng chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động trong cả nước...
Ảnh minh họa
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương, toàn quốc đã hỗ trợ, tặng quà Tết cho trên 13,5 triệu lượt đối tượng với tổng kinh phí trên 7.943 tỷ đồng (tăng 181 tỷ đồng so với năm 2024); trong đó ngân sách trung ương là gần 711 tỷ đồng, ngân sách địa phương là gần 4.452 tỷ đồng, kinh phí vận động xã hội hóa là trên 2.779 tỷ đồng.
Đối với người có công với cách mạng, Chủ tịch nước đã quyết định tặng quà cho trên 1,66 triệu người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ với tổng kinh phí là trên 506,75 tỷ đồng. Tổng các nguồn ngân sách trung ương, địa phương và kinh phí vận động xã hội hỗ trợ, tặng quà Tết cho người có công với cách mạng và thân nhân người có công khoảng 2.804 tỷ đồng (tăng 59 tỷ đồng so với dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024).
Liên quan việc hỗ trợ gạo cứu đói, tính đến ngày 2/2/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành 5 quyết định hỗ trợ tổng số trên 6.876 tấn gạo cứu đói cho 104.315 hộ với 458.401 nhân khẩu thiếu đói dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và giáp hạt đầu năm 2025 tại 10 tỉnh; giảm 8 tỉnh và giảm trên 6.800 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia so với dịp Tết năm 2024. Hiện nay, các địa phương đã tổ chức cấp phát gạo xong đến tận tay người dân để đón Xuân mới, bảo đảm không có ai bị thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Công tác hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chú trọng triển khai thực hiện. Các địa phương đã xây dựng Kế hoạch triển khai các hoạt động chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Trên 1,1 triệu lượt người cao tuổi được chúc thọ và tặng quà Tết với tổng trị giá trên 673 tỷ đồng. Khoảng trên 445 nghìn lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo… đã được thăm hỏi, tặng quà Tết với tổng kinh phí trên 196 tỷ đồng. Cùng với đó, trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ, tặng quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng; tặng quà cho trên 1,3 triệu lượt đối tượng bảo trợ xã hội với tổng trị giá trên 918 tỷ đồng.
Ảnh minh họa
Các địa phương đã tích cực hưởng ứng triển khai phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025", đạt hiệu quả tích cực. Nhiều người dân đã được hỗ trợ để đón Tết trong các căn nhà mới với khoảng trên 22 nghìn nhà đã khánh thành và gần 20.500 nhà khởi công (trong đó có 6.962 căn nhà dành cho người có công với cách mạng).
Đồng thời, đảm bảo đủ lao động để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh trước, trong và sau Tết, không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. Tình hình lao động, việc làm, an toàn, phòng, chống cháy nổ trước, trong dịp Tết được các doanh nghiệp bảo đảm. Tình trạng ngừng việc trước Tết giảm đáng kể.
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tình trạng ngừng việc tập thể trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 giảm 50% so với năm trước (chỉ ghi nhận 7 vụ trong hai tháng cuối năm 2024).
Ngoài ra, mức thưởng cho người lao động cũng được các doanh nghiệp quan tâm. Mức thưởng bình quân Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 là 7,72 triệu đồng/người, tăng 13% so với Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Công nhân, người lao động được các doanh nghiệp quan tâm, ngoài thưởng còn được bố trí nghỉ Tết phù hợp; tình hình lao động của doanh nghiệp bảo đảm.
Theo Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, năm 2025, các đơn vị ưu tiên một số nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp. Trong đó, tập trung xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra, nắm chắc tình hình, nhất là những diễn biến mới trong tình hình hiện nay để hoàn thiện các chính sách cho phù hợp với thực tiễn; tiếp tục đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động triển khai thực hiện các nhiệm vụ chăm lo đời sống, chế độ, chính sách và bảo đảm an sinh xã hội cho công nhân, người lao động sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại về cơ chế, chính sách trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội gắn liền với cuộc sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp...
Ngọc Thụ
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Tết Ất Tỵ /
- hộ nghèo /
- hỗ trợ gạo /
- cận nghèo /
- tặng quà Tết /
- hỗ trợ /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
DNTH: Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ Toàn Cầu (Công ty Toàn Cầu) ngày 18/3/2025 đã có văn bản đề xuất xin phá dỡ công trình “Hàm cá mập” tại số 7 Đinh Tiên Hoàng (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hình thức không...

Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
DNTH: Sáng nay, ngày 4/4/2025 tại Khu du lịch sinh thái Linh Kỳ Mộc, TP. Thanh Hóa, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc...

Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
DNTH: Khi nhắc đến Interlaken (Thụy Sĩ), nhiều người thường nghĩ đến những cảnh quan tuyệt đẹp của dãy Alps và hồ nước trong vắt. Đây là một thị trấn nằm ở khu vực trung tâm của Thụy Sĩ, thuộc bang Bern.

Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
DNTH: Cơ quan khí tượng dự báo, trong giai đoạn giao mùa (tháng 4) dễ xuất hiện dông lốc, mưa đá, nhất là ở khu vực vùng núi và ven biển.

Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
DNTH: Thị trường tã, bỉm cho trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ...

Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa
DNTH: Đối với nhiều em bé, uống sữa là một điều hiển nhiên – một thói quen mỗi sáng trước khi đến lớp, một ly sữa ấm trước giờ đi ngủ. Nhưng với nhiều em nhỏ tại Khánh Hòa, việc uống sữa lại trở thành một điều xa xỉ....
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...