Trong năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ duy trì trạng thái tích cực

13:30 | 09/05/2022

DNTH: Theo báo cáo ngành lương thực, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), trong quý I Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 1,5 triệu tấn gạo, tương đương 731 triệu USD, tăng 26% về lượng và tăng 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

BSC cho rằng, ngành lương thực có thể được hưởng lợi sau xung đột chính trị Nga – Ukraine. Việc gián đoạn nguồn cung lúa mì và ngô ở hai nước xuất khẩu hàng đầu đã khiến giá cả các loại thực phẩm tăng cao. Trong bối cảnh căng thẳng chính trị, lạm phát leo thang, thu nhập của người dân trên toàn thế giới chịu ảnh hưởng đáng kể, người tiêu dùng có xu hướng tăng sử dụng các loại lương thực có giá thấp như gạo.

Đồng thời, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cũng điều chỉnh giảm với dự báo thương mại ngũ cốc thế giới trong năm 2022 xuống còn 469 triệu tấn, giảm 2% so với năm 2021.

Từ yếu tố trên, theo BSC xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ duy trì trạng thái tích cực trong 2022.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây cũng dự báo sản lượng gạo xuất khẩu Việt Nam năm 2022 có thể đạt 6,5 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021 nhờ nhu cầu khả quan của các thị trường tiêu thụ gạo truyền thống, các nước khác cũng tăng nhập khẩu gạo để đảm bảo tiêu dùng và dự trữ quốc gia.

Ở một khía cạnh khác, doanh nghiệp Việt đang tiến sâu hơn vào thị trường EU nhờ khai thác tốt lợi thế của EVFTA và đẩy mạnh quy chuẩn vùng nguyên liệu xuất khẩu.

Tuy nhiên, BSC cho rằng giá nguyên vật liệu tăng cao và bất ổn chính trị kéo dài có thể khiến tỷ lệ sử dụng phân bón giảm, kéo theo năng suất lúa không được như kỳ vọng.

Ngoài ra, việc chuyển đổi loại hình trồng trọt khiến diện tích gieo trồng lúa bị thu hẹp, điều này khiến nguồn cung lương thực giảm cả về chất lẫn lượng trên diện rộng.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV

DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

Xuất khẩu thủy sản lần đầu lép vế trước cà phê

DNTH: Theo Cục Hải quan, trong quý 1, xuất khẩu cà phê đạt 496 nghìn tấn, trị giá 2,8 tỷ USD, giảm 15,3% về lượng nhưng tăng tới 45,8% về kim ngạch so với cùng kỳ 2024. Cũng trong quý 1, xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 19,2% so với...

Cam xanh nghĩa tình 'giải cứu' nông sản bền vững

DNTH: Hiện các tỉnh miền Tây đang vào vụ thu hoạch cam sành, thế nhưng đầu ra gặp nhiều khó khăn, chương trình “Cam xanh nghĩa tình” ra đời với một cách tiếp cận mới: chuyển từ “giải cứu” ngắn hạn sang giải pháp tìm đầu ra...

Xuất khẩu sắn, cần đề cao phương thức chế biến

DNTH: Ngành sắn Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng khi xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt kim ngạch gần 1 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, nhưng lại giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Sự phụ thuộc vào Trung...

Ớt chỉ thiên giá 68.000đ/kg, nông dân lãi to dù mất mùa

DNTH: Năm nay do ảnh hưởng thời tiết mưa lạnh kéo dài khiến năng suất ớt giảm, nhưng giá ớt đang rất cao nên nông dân vẫn lãi to.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ chịu thiệt hại vì thuế đối ứng của Mỹ

DNTH: Chính quyền Donald Trump áp thuế nhập khẩu chung và thuế đối ứng với từng đối tác thương mại, trước mắt sẽ gây tổn thất cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

XEM THÊM TIN