Việt Nam đứng vị trí thứ 4 cung cấp cao su cho Hàn Quốc

15:06 | 28/01/2022

DNTH: Trong năm 2021, xuất khẩu cao su Việt Nam sang Hàn Quốc đạt gần 40.000 tấn, trị giá 75,4 triệu USD, tăng 17,7% về lượng và tăng 45,8% về trị giá so với năm 2020. Hiện nay, Việt Nam đang là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc.

Việt Nam đứng vị trí thứ 4 cung cấp cao su cho Hàn Quốc
Việt Nam đứng vị trí thứ 4 cung cấp cao su cho Hàn Quốc
 

Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, năm 2021, Hàn Quốc nhập khẩu hơn 504.000 tấn cao su (mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005), trị giá 1,04 tỷ USD, tăng gần 4% về lượng và tăng 24,6% về trị giá so với năm 2020. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của Hàn Quốc, thế những nước này vẫn đẩy mạnh nhập khẩu sản phẩm cao su để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho thị trường Hàn Quốc trong năm 2021, đạt gần 40.000 tấn, trị giá 75,4 triệu USD, tăng 17,7% về lượng và tăng 45,8% về trị giá so với năm 2020. Hiện nay, thị phần cao su của Việt Nam đang chiếm 7,8% trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Hàn Quốc, tăng 0,9% so với năm 2020.

Trong năm 2021, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 cung cấp cao su tự nhiên (mã HS: 4001) cho Hàn Quốc, với kim ngạch đạt 39.360 tấn, trị giá gần 75 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 47,2% về trị giá so với năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam đang chiếm 12,4% trong tổng lượng nhập khẩu cao su tự nhiên của Hàn Quốc, tăng so với 10,8% của năm 2020.

Đối với chủng loại cao su tổng hợp (mã HS: 4002), trong năm 2021, Hàn Quốc nhập khẩu gần 163.000 tấn cao su tổng hợp, trị giá gần 425 triệu USD, tăng 4,1% về lượng và tăng 17,1% về trị giá so với năm 2020.

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Hàn Quốc năm 2021 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Trung Quốc tăng, trong khi thị phần của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore giảm. Cao su tổng hợp của Việt Nam chỉ chiếm 0,08% trong tổng lượng cao su tổng hợp nhập khẩu của Hàn Quốc năm 2021.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV

DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

Xuất khẩu thủy sản lần đầu lép vế trước cà phê

DNTH: Theo Cục Hải quan, trong quý 1, xuất khẩu cà phê đạt 496 nghìn tấn, trị giá 2,8 tỷ USD, giảm 15,3% về lượng nhưng tăng tới 45,8% về kim ngạch so với cùng kỳ 2024. Cũng trong quý 1, xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 19,2% so với...

Cam xanh nghĩa tình 'giải cứu' nông sản bền vững

DNTH: Hiện các tỉnh miền Tây đang vào vụ thu hoạch cam sành, thế nhưng đầu ra gặp nhiều khó khăn, chương trình “Cam xanh nghĩa tình” ra đời với một cách tiếp cận mới: chuyển từ “giải cứu” ngắn hạn sang giải pháp tìm đầu ra...

Xuất khẩu sắn, cần đề cao phương thức chế biến

DNTH: Ngành sắn Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng khi xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt kim ngạch gần 1 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, nhưng lại giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Sự phụ thuộc vào Trung...

Ớt chỉ thiên giá 68.000đ/kg, nông dân lãi to dù mất mùa

DNTH: Năm nay do ảnh hưởng thời tiết mưa lạnh kéo dài khiến năng suất ớt giảm, nhưng giá ớt đang rất cao nên nông dân vẫn lãi to.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ chịu thiệt hại vì thuế đối ứng của Mỹ

DNTH: Chính quyền Donald Trump áp thuế nhập khẩu chung và thuế đối ứng với từng đối tác thương mại, trước mắt sẽ gây tổn thất cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

XEM THÊM TIN