Việt Nam vẫn thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại

10:10 | 17/04/2025

DNTH: Tại lễ công bố Báo cáo Thường niên FDI năm 2024 chủ đề "Thu hút FDI vào công nghiệp bán dẫn, công nghệ tương lai, năng lượng sạch, khoa học và công nghệ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ năng" do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức ngày 16/4, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE cho biết, Việt Nam tiếp tục thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong bối cảnh thế giới biến động.

 

Theo Báo cáo thường niên về đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam 2024 với chủ đề "Thu hút FDI vào công nghiệp bán dẫn, công nghệ tương lai, năng lượng sạch, khoa học và công nghệ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ năng" do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) công bố mới đây, trong bối cảnh FDI vào khu vực Châu Á chứng kiến mức giảm mạnh, như FDI vào Trung Quốc giảm 6%; Ấn Độ giảm 47% và Asean giảm 16%, thì chỉ có ba quốc gia ghi nhận tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2023 là Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Trong đó quy mô thu hút FDI của Việt Nam là lớn nhất trong ba nước và Việt Nam lọt vào 20 quốc gia thu hút FDI nhiều nhất thế giới.

Lễ công bố Báo cáo thường niên về FDI năm 2024.
Lễ công bố Báo cáo thường niên về FDI năm 2024.

Đặc biệt, trong năm 2024, khu vực FDI tại Việt Nam góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP trên 7%. Khu vực này cũng nộp ngân sách Nhà nước khoảng 20,49 tỷ USD, chiếm 24,7% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2024, vốn FDI đăng ký mới, điều chỉnh vốn và góp vốn mua cổ phần (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38,2 tỷ USD, giảm 3,0% so cùng kỳ; vốn đăng ký các dự án mới chiến tỷ lệ 51,6%, vốn điều chỉnh tăng thêm chiếm 36,5%, vốn GVMCP chiếm 11,9%. Vốn FDI thực hiện đạt khoảng 25,3 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2023”.

Báo cáo FDI cũng cho thấy, các tổ chức quốc tế, hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đưa ra những đánh giá khá tích cực về môi trường đầu tư Việt Nam. Theo khảo sát về thực trạng các doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh có lãi tại Việt Nam đạt trên 64%, lần đầu tiên sau 5 năm vượt mức 60%.

Đặc biệt, trong số các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam, có 56,1% doanh nghiệp dự kiến mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1 - 2 năm tới, số lượng này đứng đầu khu vực ASEAN. Làn sóng dịch chuyển của các doanh nghiệp Nhật Bản sang các quốc gia ASEAN tăng rõ rệt, trong đó, một số lượng lớn dịch chuyển sang Việt Nam. Điều này sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp trong nước trở thành nhà cung ứng cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

Các doanh nghiệp châu Âu cũng đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam. Tinh thần lạc quan của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu với môi trường đầu tư Việt Nam đã đẩy Chỉ số niềm tin kinh doanh lên mức 61,8%, bất chấp những thách thức từ bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động. Đặc biệt, phần lớn lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (75%) tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục là lựa chọn ưu tiên của nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào những nỗ lực không ngừng của Chính phủ trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Hoàn thiện thể chế, chính sách đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam - Tạp  chí Tài chính

Đánh giá về những kết quả mà báo cáo đã chỉ ra, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, trong bối cảnh toàn cầu và khu vực nhiều biến động, khu vực FDI đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Những nỗ lực cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư và sự ổn định vĩ mô là nền tảng giúp Việt Nam thu hút dòng vốn chất lượng cao.

Dự báo về cơ hội thu hút FDI trong năm 2025, GS. Nguyễn Mại cho rằng, năm 2025 tình hình chính trị, kinh tế, thương mại và đầu tư thế giới biến động khó lường, tạo ra những thách thức đối với tăng trưởng kinh tế và thu hút FDI của Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI nhờ thể chế và môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện, nền tảng chính trị ổn định và tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao. Trong đó, những lĩnh vực tại Việt Nam đang có sức hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài đó là ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ tương lai, năng lượng sạch, khoa học và công nghệ...,

Cụ thể, các doanh nghiệp đến từ Đan Mạch, Pháp, Bỉ, Hàn Quốc và Đài Loan đánh giá cao tiềm năng điện gió ngoài khơi tại Việt Nam; Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới lĩnh vực năng lượng sạch; trong khi Hàn Quốc có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư vào các ngành then chốt như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và năng lượng tái tạo.

Hay như việc đoàn Apple đã hoàn tất việc chuyển 11 nhà máy sản xuất thiết bị nghe nhìn vào Việt Nam, trong khi các đối tác chiến lược như Foxconn, Luxshare và Goertek cũng đồng loạt tăng vốn và mở rộng quy mô tại Việt Nam. - GS. Nguyễn Mại nhấn mạnh.

Thu hút FDI: Việt Nam cần thay đổi tư duy trong “cuộc chơi” toàn cầu - Nhịp  sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Do đó, để có thu hút dòng vốn ngoại, theo Báo cáo, Việt Nam cần tập trung vào một số nhóm yếu tố: Tăng tỷ trọng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho nghiên cứu và phát triển (R&D), đổi mới sáng tạo, khuyến khích doanh nghiệp thành lập trung tâm R&D và chuyển giao công nghệ bằng chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính; thu hút các nguồn lực trong nước và quốc tế đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, các ngành nghề tạo ra nhiều giá trị gia tăng.

Đồng thời Việt Nam cũng cần tập trung đầu tư đào tạo công dân thế hệ số, cải cách giáo dục và đào tạo để lớp công dân mới có tri thức, kỹ năng và thích ứng với mô hình tăng trưởng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số. Có chính sách thu hút chuyên gia người Việt Nam và người nước ngoài có kiến thức và kỹ năng trong các ngành nghề ưu tiên phát triển.

Ngoài ra, báo cáo cũng nhấn mạnh Việt Nam cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa vào công nghệ hiện đại và nhân lực chất lượng cao, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Bên cạnh đó, giảm thiểu thủ tục cấp phép, triển khai các dự án đầu tư, tăng cường hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

Trong bối cảnh thu hút FDI chuyển sang giai đoạn mới với sự dẫn dắt của xu thế xanh, công nghệ và số hóa trong năm 2025 và những năm tới, đòi hỏi Việt Nam cần có những chuyển biến đột phá trong tư duy và hành động. Qua đó, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút FDI, nhất là của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Quảng Ninh: Tổ chức lễ động thổ Dự án Cụm công nghiệp Đầm Hà B

DNTH: Tại Huyện Đầm Hà, Công ty Cổ phần Shinec đã tổ chức lễ động thổ Dự án đầu tư hạ tầng và kinh doanh Cụm công nghiệp Đầm Hà B.

Gia Lai tăng 9 bậc trong bảng xếp hạng thương mại điện tử

DNTH: Ngày 25/4, tại Hà Nội, Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2025 đã chính thức khai mạc. Tại đây, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam công bố báo cáo chỉ số Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam 2025.

Việt Nam lọt Top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

DNTH: Số liệu thống kê cho thấy tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Singapore trong quý I/2025 tăng nhẹ và lần đầu tiên Việt Nam đã vươn lên Top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Gia Lai: Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt 80% kế hoạch năm chỉ sau 4 tháng

DNTH: Gia Lai đang nổi lên như một “điểm sáng” trong bức tranh xuất khẩu của khu vực và cả nước, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đã đạt 685 triệu USD, tương đương 80% kế hoạch năm, tăng 55,8% so với...

3 kịch bản tăng trưởng nông nghiệp trước thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự báo một số kịch bản và giải pháp cần thực hiện trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.

Nỗi buồn quả cau: Xuất rẻ – nhập đắt, bài học từ chế biến sâu

DNTH: Câu chuyện về quả cau xuất khẩu mới đây lại gióng lên hồi chuông về sự lãng phí thị trường chế biến sâu của nông sản Việt Nam.

XEM THÊM TIN