VietinBank: Đổi khẩu vị rủi ro để tăng sức sinh lời, 'nóng' dần câu chuyện bancassurance và bán vốn
14:08 | 24/11/2020
DNTH: Câu chuyện bancassurance và phát hành riêng lẻ đang "nóng" dần tại VietinBank.

"Thu nhập hoạt động hồi phục tốt nhưng nợ xấu và chi phí dự phòng cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận", Công ty Chứng khoán SSI tóm lược về diễn biến tài chính của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) trong quý III/2020.
Trong báo cáo công bố mới đây, chuyên gia của SSI cũng đã đưa ra nhiều thông tin cũng như nhận định đáng chú ý về triển vọng của VietinBank trong năm 2020 và tương lai xa hơn.
Cụ thể, năm 2020, ban lãnh đạo VietinBank đặt kế hoạch tăng trưởng tài sản, dư nợ tín dụng và số dư huy động tương ứng trong khoảng 1%-3%, 4%-8,5% và 5%-10%.
Trong kế hoạch giai đoạn 2021-2023, VietinBank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 8% hoặc trong khoảng 10%-11% tùy thuộc vào kịch bản thận trọng hay lạc quan. Ngân hàng này đang tìm cách tập trung vào cho vay hơn là đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng rất chọn lọc các dự án và đơn vị phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
VietinBank đang có kế hoạch cải thiện tỷ suất sinh lời. SSI cho biết trong tương lai, VietinBank dự tính sẽ thay đổi khẩu vị rủi ro đối với khách hàng vừa và nhỏ (SME) và cá nhân để cải thiện lợi suất tài sản sinh lời, trong khi vẫn duy trì yêu cầu về tài sản thế chấp.
Trên thực tế, VietinBank đang là ngân hàng có biên lợi nhuận mảng tín dụng thấp hơn so với các ngân hàng trong cùng hệ thống, do dư nợ khách hàng doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng cao nhưng tỷ suất sinh lời thấp. Mặc dù số lượng khách hàng SME và cá nhân đang tăng lên nhưng VietinBank mới chỉ hướng đến nhóm khách hàng có rủi ro thấp và áp dụng yêu cầu cao về tài sản thế chấp, do đó mức độ cải thiện khả năng sinh lời chưa thực sự đáng kể.
Ban lãnh đạo VietinBank dự báo lãi suất cho vay sẽ ổn định đến hết tháng 6/2021 để hỗ trợ khách hàng, trong khi đó, lãi suất huy động sẽ tiếp tục giảm trong quý IV/2020 xuống mức thấp kỷ lục và giữ nguyên cho đến hết tháng 6/2021. Tuy nhiên, ngân hàng ước tính có khoảng 400 tỷ đồng thu nhập lãi từ các khoản vay tái cơ cấu sẽ giảm do bị thoái thu.
Phía VietinBank cũng khá tham vọng trong vấn đề nâng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (tỷ lệ CASA) khi đặt mục tiêu nâng tỷ lệ này từ mức 17%-18% hiện tại lên 20% trong vòng 3 năm tới. Để làm được điều này, mỗi năm, lượng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng sẽ phải tăng cỡ khoảng 30%.
Một số giải pháp đang được nhà băng này triển khai như miễn phí giao dịch cho khách hàng doanh nghiệp sử dụng ứng dụng iFast; tập trung phục vụ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) dự báo sẽ "bùng nổ" trong những năm tới; đối với khách hàng SME và cá nhân, giải pháp là cải thiện khả năng kết nối và hợp tác với các đối tác Fintech cũng như E-commerce để khuyến khích khách hàng cá nhân chuyển sang giao dịch trực tuyến.
Một câu chuyện cũng đang "nóng" dần là hợp tác độc quyền bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance).
SSI cho biết VietinBank gần đây đã xem xét lại tất cả các hoạt động bancassurance và có kế hoạch đầu tư thêm vào mảng kinh doanh này. Thu nhập từ bancassurance theo kế hoạch tăng trưởng 30%-50% mỗi năm trong 5 năm tới. Đóng góp của bancassurance vào tổng thu nhập ngân hàng bán lẻ theo kế hoạch tăng gấp 3 lần so với các năm trước.
VietinBank hiện đang đàm phán lại hợp đồng bancassurance độc quyền với Aviva và một đối tác khác.
Về chất lượng tài sản, nợ Nhóm 2 và nợ xấu đã được ngân hàng ước tính tăng trong nửa cuối năm 2020. Tuy nhiên, VietinBank có kế hoạch giảm nợ xấu xuống dưới 1,5% tổng dư nợ cho vay vào cuối năm 2020 và ước tính chi phí dự phòng sẽ ở mức 12-13 nghìn tỷ đồng (không đổi so với năm ngoái).
Đối với năm 2021, ước tính chi phí dự phòng sẽ ở mức 10-12 nghìn tỷ đồng, do chịu tác động kéo dài của Covid-19. Mục tiêu nợ xấu ở mức dưới 2% tổng dư nợ.
Đồng thời, VietinBank đặt kế hoạch ghi nhận 2-3 nghìn tỷ đồng mỗi năm thu từ nợ xấu đã xóa trong giai đoạn 2021-2022. Ngân hàng này kỳ vọng sẽ thu được hết các khoản nợ tái cơ cấu khi đáo hạn.
Ngân hàng cũng cho biết đã trích lập dự phòng đầy đủ đối với các khoản nợ xấu của các công ty liên quan đến Bộ Công Thương. Một số dự án BOT gần đây gặp khó khăn do lưu lượng giao thông giảm dần do đại dịch và vướng mắc về quy định định giá, phí. Ngân hàng tin rằng Chính phủ sẽ giải quyết những vấn đề này và thu nhập từ các dự án BOT sẽ cải thiện.
Liên quan đến lợi nhuận, phía VietinBank cho biết trong 5 năm tới, kế hoạch lợi nhuận cần được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Riêng với nội bộ ngân hàng, kế hoạch là tăng trưởng lợi nhuận trước thuế khoảng 10%-12% mỗi năm, dựa trên kịch bản tăng trưởng tín dụng tối thiểu 8% mỗi năm, thu nhập từ phí ngân hàng bán lẻ gia tăng trong khi áp lực trích lập dự phòng giảm bớt.
Về kế hoạch tăng vốn, VietinBank đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục để trả cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2017 và 2018 với tổng tỷ lệ khoảng 28,8%, cộng với cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2019 là 5% trên mệnh giá. Cổ tức ước tính thanh toán vào tháng 12/2020 hoặc chậm nhất là quý I/2021.
VietinBank hiện đang áp dụng hệ số an toàn vốn CAR Basel I (Thông tư 22) và sẽ chính thức tuân thủ CAR Basel II (Thông tư 41) sau khi tăng vốn. Ngân hàng này đặt mục tiêu duy trì bộ đệm vốn vừa phải với mục tiêu hệ số CAR Basel II là 8,5%.
Về dài hạn, ban lãnh đạo VietinBank dự tính sẽ phát hành vốn cho (một/ nhiều) nhà đầu tư chiến lược trong nước và dài hạn hơn cho một nhà đầu tư nước ngoài lớn, theo lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống 51% đến năm 2025.
Thống kê 1 năm trở lại đây cho thấy thị giá cổ phiếu CTG của VietinBank đã tăng 56%.
Trong một thời gian dài, VietinBank đã giao dịch ở mức định giá thấp hơn so với các ngân hàng quốc doanh khác do hạn chế về tăng trưởng và lo ngại về chất lượng tài sản.
Chuyên gia của SSI nhận định những hạn chế này có thể dần được tháo gỡ trong thời gian tới, đồng thời kỳ vọng lợi nhuận sẽ tăng đột biến vào năm 2021 sau khi tất cả trái phiếu VAMC được giải quyết vào năm 2020.
Theo SSI, VietinBank xứng đáng được định giá lại.
Công ty chứng khoán này cũng cho rằng triển vọng rõ ràng về môi trường lãi suất thấp kéo dài sẽ thúc đẩy định giá lại trên toàn thị trường, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng đang được hưởng lợi nhiều nhất.
Minh Tâm
Theo VNF
https://vietnamfinance.vn/vietinbank-doi-khau-vi-rui-ro-de-tang-suc-sinh-loi-nong-dan-cau-chuyen-bancassurance-va-ban-von-20180504224246426.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- bancassurance VietinBank /
- khẩu vị rủi ro /
- VietinBank phát hành riêng lẻ /
- VietinBank bán vốn /
- bancassurance /
- SSI /
- ctg /
- VietinBank /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Lãnh đạo Techcombank: Sẽ đạt các mục tiêu đề ra, niêm yết cổ phiếu TCBS trong năm 2025
DNTH: Ngày 26/4, Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 của Techcombank (mã: TCB) đã thông qua kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao với lợi nhuận đạt 31.500 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ tiếp tục nâng vốn điều lệ, sớm đưa công ty chứng khoán...

Cổ đông CC1 chất vấn khi doanh nghiệp lại "lỡ hẹn" với sàn HOSE
DNTH: Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (mã chứng khoán: CC1) tiếp tục là tâm điểm chú ý của giới đầu tư khi tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, doanh nghiệp một lần nữa hoãn kế hoạch niêm yết cổ phiếu lên sàn HOSE.

OPES dẫn đầu ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong bảng xếp hạng FAST500
DNTH: Ngày 24/04/2025, Công ty cổ phần bảo hiểm OPES (OPES) lần đầu tiên được vinh danh tại bảng xếp hạng những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam trong khuôn khổ lễ công bố FAST500 do Vietnam Report phối hợp cùng báo VietnamNet tổ...

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong Quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành
DNTH: ngày 24 tháng 4 năm 2025 – Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực, tiếp tục khẳng định năng lực vận hành hiệu quả và khả năng thích ứng cao trong bối...

PVcomBank lần đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng phi vật lý
DNTH: Với mong muốn nâng cao chất lượng trải nghiệm thanh toán cho người dùng, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai ra mắt thẻ tín dụng quốc tế phi vật lý hoàn toàn mới - PVcomBank Home, không chỉ cung cấp nhiều tiện ích...

VPBank ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I, bám sát mục tiêu tỷ đô năm 2025
DNTH: VPBank kết thúc quý đầu tiên của năm 2025 với các chỉ tiêu tài chính tích cực: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, tổng tài sản vượt 994.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tăng trưởng tín...
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...