VSSA yêu cầu điều tra chống lẩn tránh thuế nhập khẩu đường từ 5 nước ASEAN

14:52 | 01/09/2021

DNTH: Trước việc đường nhập khẩu từ một số quốc gia ASEAN như Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Mianma tăng bất thường, Hiệp hội Mía đường Việt Nam yêu cầu điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá.

VSSA yêu cầu điều tra chống lẩn tránh thuế nhập khẩu đường từ 5 nước ASEAN (ảnh minh họa)
VSSA yêu cầu điều tra chống lẩn tránh thuế nhập khẩu đường từ 5 nước ASEAN (ảnh minh họa)

Ngày 25/8, Bộ Công Thương đã tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) và đại diện cho 6 công ty sản xuất đường mía trong nước.

Theo cáo buộc tại hồ sơ yêu cầu, đã có dấu hiệu về hiện tượng các sản phẩm đường mía của Thái Lan bị áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) lẩn tránh qua một số các quốc gia ASEAN khác, bao gồm: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Mianma.

Trước đó, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2021 áp dụng biện pháp CBPG và CTC chính thức đối với một số sản phẩm đường mía với mức thuế CBPG là 42,99% và mức thuế CTC là 4,65%.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, sau khi bị áp thuế CBPG, thuế CTC lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan giảm, giá đường trong nước đã nâng lên và giá mía của nông dân cũng được cải thiện, mang lại hy vọng phục hồi phát triển ngành đường trong nước những vụ sản xuất tới

Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam áp dụng biện pháp CBPG, CTC với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, đã có dấu hiệu về hành vi lẩn tránh thuế CBPG, CTC thông qua một số nước ASEAN. Kim ngạch nhập khẩu đường từ các nước ASEAN (ngoại trừ Thái Lan) tăng mạnh.

VSSA dẫn số liệu tổng lượng nhập khẩu đường từ 5 quốc gia trên trong 6 tháng năm 2021 lên tới 399.189 tấn, tăng gấp 10 lần so với con số 38,61 tấn của cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu đường từ từ Indonesia, Malaysia, Myanma, Lào và Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2020 và 2021 (Nguồn: VSSA tổng hợp từ Tổng Cục Hải quan)
Nhập khẩu đường từ từ Indonesia, Malaysia, Myanma, Lào và Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2020 và 2021 (Nguồn: VSSA tổng hợp từ Tổng Cục Hải quan)

VSSA cho rằng, có sự bất thường trong nhập khẩu đường vào Việt Nam từ Indonesia, Malaysia, Myanma, Lào và Campuchia.

"Thực chất đây là dấu hiệu rõ ràng của động thái lẩn tránh thuế CBPG và CTC tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, khi cả 5 nước trên đều có nhập khẩu đường từ Thái Lan và bản chất lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam từ 5 nước ASEAN nêu trên đều có liên quan xuất xứ từ Thái Lan.

Toàn bộ số đường xuất khẩu này chỉ phải chịu thuế 5% so với mức thuế lẽ ra phải đóng là 33,88% và 48,88% tùy theo từng loại, điều này gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước", VSSA nhận định.

Theo VSSA Indonesia, Malaysia, Myanma, Lào và Campuchia hoàn toàn không có phát triển gì về năng lực cạnh tranh mía đường, lại có thể xuất khẩu đường vào Việt Nam với mức độ tăng “bùng nổ” như vậy.

“Nếu để tình trạng đường của Thái Lan “đi vòng” qua các nước để vào Việt Nam, thì nguy cơ ngành mía đường vừa được vực dậy trong nửa năm qua, lại bị đường lẩn tránh thuế CPBG của Thái Lan bóp nghẹt, nguy cơ hàng loạt nhà máy phải đóng cửa, người trồng mía lại lao đao là hiện hữu,” VSSA nhận định.

Doanh nghiệp và người dân trồng mía trong nước sẽ tiếp tục gặp khó nếu để tình trạng đường của Thái Lan “đi vòng” qua các nước để vào Việt Nam
Doanh nghiệp và người dân trồng mía trong nước sẽ tiếp tục gặp khó nếu để tình trạng đường của Thái Lan “đi vòng” qua các nước để vào Việt Nam

Bộ Công Thương cho biết các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thường có tính chất phức tạp, liên quan tới nhiều nội dung, quy định pháp luật và cam kết quốc tế.

Các nước cũng có quy định khác nhau về vấn đề này. Trong một số trường hợp, mặc dù hàng hoá đáp ứng đầy đủ các quy định về xuất xứ nhưng vẫn có thể bị coi là lẩn tránh.

Bộ Công Thương cũng cho biết, theo Luật Quản lý ngoại thương Việt Nam và quy định trong WTO, khi thấy có hiện tượng vi phạm về phòng vệ thương mại, đại diện các nhà sản xuất trong nước sẽ chuẩn bị hồ sơ để kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các quy trình điều tra.

Trong đó, ngoài việc phản ánh hiện tượng, các nhà sản xuất trong nước còn phải thu thập đầy đủ nội dung, chứng cứ về mức độ thiệt hại. Nguyên đơn trong vụ việc phải đảm bảo tính đại diện của một ngành sản xuất và người đứng đơn phải đạt trên 50% tỷ lệ ủng hộ.

Copy Link

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV

DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

Xuất khẩu thủy sản lần đầu lép vế trước cà phê

DNTH: Theo Cục Hải quan, trong quý 1, xuất khẩu cà phê đạt 496 nghìn tấn, trị giá 2,8 tỷ USD, giảm 15,3% về lượng nhưng tăng tới 45,8% về kim ngạch so với cùng kỳ 2024. Cũng trong quý 1, xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 19,2% so với...

Cam xanh nghĩa tình 'giải cứu' nông sản bền vững

DNTH: Hiện các tỉnh miền Tây đang vào vụ thu hoạch cam sành, thế nhưng đầu ra gặp nhiều khó khăn, chương trình “Cam xanh nghĩa tình” ra đời với một cách tiếp cận mới: chuyển từ “giải cứu” ngắn hạn sang giải pháp tìm đầu ra...

Xuất khẩu sắn, cần đề cao phương thức chế biến

DNTH: Ngành sắn Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng khi xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt kim ngạch gần 1 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, nhưng lại giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Sự phụ thuộc vào Trung...

Ớt chỉ thiên giá 68.000đ/kg, nông dân lãi to dù mất mùa

DNTH: Năm nay do ảnh hưởng thời tiết mưa lạnh kéo dài khiến năng suất ớt giảm, nhưng giá ớt đang rất cao nên nông dân vẫn lãi to.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ chịu thiệt hại vì thuế đối ứng của Mỹ

DNTH: Chính quyền Donald Trump áp thuế nhập khẩu chung và thuế đối ứng với từng đối tác thương mại, trước mắt sẽ gây tổn thất cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

XEM THÊM TIN