Xâm phạm bản quyền tranh in lên áo dài
14:48 | 02/05/2019
DNTH: Các họa sĩ Bùi Trọng Dư, Lâm Đức Mạnh, Ngụy Đình Hà, Phan Linh Bảo Hạnh vừa đồng loạt lên tiếng về việc nhiều đơn vị tự ý dùng tranh của họ đưa lên áo dài trái phép.
Các tranh sơn mài thuộc series Ao sen (họa sĩ Bùi Trọng Dư) bị xâm phạm bản quyền, nhiều công ty áo dài tự ý in lên mẫu áo chào bán
ẢNH: LUCY NGUYỄN CHỤP LẠI TRANH
''Đạo tranh'' đưa lên áo dài chào bán
Họa sĩ Bùi Trọng Dư bức xúc: “Đây là lần thứ tư tôi phát hiện ra tranh mình bị xâm phạm bản quyền vào các sản phẩm tiêu dùng trong cuộc sống. Đặc biệt là bức tranh sơn mài Ao sen (vẽ năm 2011) là tranh bị nhiều lần xâm phạm, lần này cũng bị các đơn vị in áo dài tự ý dùng. Tệ hại hơn là họ lấy tranh của tôi làm nền áo, rồi cắt tranh cô gái của họa sĩ khác vào chồng lên, tự gọi đó “mẫu tự thiết kế” và chào bán quảng cáo công khai trên web và mạng xã hội. Hiện tại tôi kiểm tra, phát hiện ra 4 bức tranh của mình đã bị các đơn vị áo dài xâm phạm bản quyền. Tôi sẽ tiếp tục kiểm tra rà soát thêm”.
|
ẢNH: NVCC |
Họa sĩ Bùi Trọng Dư cũng cho biết sau khi phát hiện, anh đã chủ động gọi điện, nhắn tin cho cơ sở vi phạm nhưng đều không nhận được câu trả lời thỏa đáng.
“Công ty in vải Lan Anh chối quanh, nói là khách đưa thiết kế đến thì in. Họ không hề xin lỗi tôi. Những tin nhắn trao đổi với công ty này tôi còn giữ. Còn bên Lotus House, khi tôi gọi vào cuối giờ chiều 22.4, bạn tiếp máy tự nhận là nhân viên công ty đã ghi nhận phản ánh của tôi và nói sẽ xin hướng giải quyết của cấp trên và báo lại nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm cho tôi”, họa sĩ Bùi Trọng Dư nói.
|
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH |
Họa sĩ Lâm Đức Mạnh (người có bức tranh sơn dầu Đêm thu, vẽ năm 2017, bị xâm phạm trái phép lên áo dài) buồn bã chia sẻ: “Thực ra từ vụ đạo tranh lên áo dài lần này, tôi thấy buồn cho thẩm mỹ của người gọi là "tạo mẫu thời trang áo dài". Tranh có ngôn ngữ của tranh, vẽ trên áo dài đòi hỏi ngôn ngữ khác, không thể in tranh dù có cắt ghép thô thiển vào áo dài được. Tôi thấy thương cho đơn vị may áo dài vì sự ấu trĩ của họ, đồng thời cũng rất bất bình về việc họ sử dụng tranh của tôi vào mục đích thương mại mà không xin phép”.
|
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH |
Họa sĩ Ngụy Đình Hà (người có bức tranh sơn dầu Hai chị em, vẽ năm 2018, bị Công ty áo dài Phương Mai xâm phạm trái phép lên áo dài) cũng bức xúc: “Một tác phẩm mình trả giá nhiều năm tìm tòi ra phong cách, rồi mất cả tháng để ra một tác phẩm. Khi các công ty may lại tự ý lấy tác phẩm của họa sĩ đi in bừa bãi không xin phép, tôi thực sự rất tức giận và đau xót cho tác phẩm của mình”.
Qua tìm hiểu được biết các công ty áo dài xâm phạm bản quyền tranh của các họa sĩ đều có trụ sở tại TP.HCM.
ẢNH: LUCY NGUYỄN CHỤP LẠI TRANH |
Các họa sĩ đồng loạt đòi bảo vệ tác phẩm
Phần lớn các họa sĩ (kể cả người bị hại trong trường hợp trên) đều cho rằng cộng đồng và đặc biệt các đơn vị muốn sử dụng tranh vào các sản phẩm thương mại cần có ý thức, phải tôn trọng những tác giả sáng tác tranh mà họ sử dụng hình ảnh tranh đó. Đồng thời phải xin phép họa sĩ, cần tư duy để làm sao cho sản phẩm của họ sang trọng hơn.
ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH |
Họa sĩ Ngụy Đình Hà cho biết anh cần Công ty Phương Mai phải xin lỗi vì hành vi của họ, đồng thời phải cam kết không được sử dụng tranh của anh trên mẫu áo dài nữa.
Họa sĩ Phan Linh Bảo Hạnh đau xót nói: “Một tác phẩm của họa sĩ được vẽ ra đều phải đặt hết tâm huyết sức lực vào đó. Và bây giờ như chúng ta thấy, một số người nghiễm nhiên chiếm đoạt một cách tùy tiện công khai, sự trắng trợn ngày một tăng. Từ chép tranh bán, chép tranh vào tường trang trí và bây giờ là in áo, không biết người ta còn làm trò gì với các tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ nữa đây. Lương tâm, đạo đức nghề nghiệp ở đâu?”.
Họa sĩ Bùi Trọng Dư cần các công ty áo dài đã sử dụng trái phép tranh của anh phải xin lỗi và bồi thường tiền bản quyền. Nếu tác phẩm phù hợp với sản phẩm thì có thể hợp tác để sản phẩm hoàn hảo hơn, minh bạch hơn.
“Hiện tượng xâm phạm bản quyền diễn ra thường xuyên mình nghĩ do thói quen “dùng chùa” bấy lâu nay. Thậm chí có những đơn vị truyền thông khá lớn cũng vi phạm. Có lẽ để biện pháp dứt điểm vấn nạn ăn cắp bản quyền chúng ta phải giáo dục từ trong nhà trường về bản quyền, tác quyền. Đồng thời cần phải xử phạt thật nghiêm những người vi phạm”, họa sĩ Bùi Trọng Dư nói.
Họa sĩ Bùi Trọng Dư cho biết hồi tháng 9.2017 từng phát hiện được bức tranh sơn mài Ao sen của anh đã bị tiệm bánh Trang Nguyên (Hà Nội) tự ý sử dụng làm mẫu mã sản phẩm hộp bánh trung thu mà chưa được sự đồng ý của họa sĩ. Sau khi ông liên lạc với tiệm bánh để “hỏi cho ra lẽ”, sáng 12.9.2017, đại diện của tiệm bánh đã xin lỗi và bồi hoàn kinh phí cho việc sử dụng hình ảnh bức tranh trên. Trước đó, bức Ao sen từng hai lần bị vi phạm phạm bản quyền: Vbox đã sử dụng làm mẫu mã hộp bánh trung thu (tháng 9.2016) và cuộc thi Giọng hát Việt nhí sử dụng làm phông sân khấu (tháng 9.2016). Chỉ sau khi họa sĩ liên hệ, Vbox và Giám đốc sản xuất Giọng hát Việt nhí mới chịu xin lỗi và bồi thường tiền bản quyền. |
Theo Báo Thanh Niên
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Xâm phạm bản quyền /
- in lên áo dài /
- Phan Linh Bảo Hạnh /
- Ngụy Đình Hà /
- Lâm Đức Mạnh /
- họa sĩ Bùi Trọng Dư /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Quảng Ninh: Người dân “kêu cứu” vì chưa được chính quyền giải quyết thoả đáng
DNTH: Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn nhận được đơn thư của bà Nguyễn Thị Nhóc có địa chỉ thường trú tại Khu 2, TT Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh với nội dung: “Khiếu nại về Kết luận số 85/TB-UBND của UBND...

Thông báo mất giấy tờ
DNTH: Bà Nguyễn Thị Nụ, sinh năm 1968, địa chỉ ở Khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đưa thông báo về việc mất giấy tờ gốc liên quan đến quyền sử dụng đất.

Huyện Thanh Trì: Hàng loạt công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp chính quyền vẫn không hay biết?
DNTH: Xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nhiều công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp vẫn cứ vô tư đua nhau mọc lên “như nấm”. Đáng chú ý, các công trình nhà ở được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đang...

Thông tin phản hồi của Tòa án Nhân dân Thành Phố Hải Phòng
DNTH: Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn nhận được công văn số: 827/TA-VP của Tòa án Nhân dân TP. Hải Phòng ngày 10/09/2024 về việc đăng tải thông tin nội dung bài viết trên trang điện tử của Tạp chí “Hải Phòng: “Một vụ...

Những 'ngọn lửa ấm', xua tan tổn thất sau bão
DNTH: Sự đóng góp từ sức trẻ đã giúp những tuyến đường, khu phố của Hải Phòng gọn gàng, sạch sẽ sau bão. Hơn tất cả, sự cộng hưởng nhiệt huyết, tình yêu thương, sẻ chia từ các đoàn viên trong và ngoài thành phố là "ngọn lửa...

Hải Dương: Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trong quá trình xây dựng Khu Công nghiệp Kim Thành
DNTH: Tại công trường thi công Dự án Khu Công nghiệp Kim Thành giai đoạn 1 tại xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông khi các xe vận tải chở vật liệu xây dựng san lấp thi nhau dàn hàng...
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...