Xử lý rơm sau thu hoạch bằng chế phẩm vi sinh nhằm bảo vệ môi trường

20:42 | 29/05/2019

DNTH: Việc đốt rơm rạ như hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng và cả nước nói chung, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn làm mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.

Mới đây, ông Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có buổi làm việc với lãnh đạo các Sở, ban ngành liên quan và Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm về việc ứng dụng chế phẩm vi sinh phân hủy phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp. 

Tính đến nay, Thừa Thiên - Huế có trên 80% số hộ không có nhu cầu sử dụng rơm rạ sau khi thu hoạch lúa và số rơm rạ này người nông dân thường để lại ngoài đồng để đốt. Việc đốt rơm rạ ngoài đồng sau mỗi vụ thu hoạch lúa sẽ làm cho 1 lượng nước lớn trong đất bị bốc hơi. Đồng thời, đốt rơm rạ ngoài đồng nhiều lần và lâu dài làm cho đất biến chất và chai cứng. Ngoài ra, việc đốt rơm rạ sẽ bỏ đi 1 lượng phân bón, chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây lúa và tiêu diệt côn trùng có ích, làm mất cân bằng sinh thái trên ruộng lúa, từ đó bà con nông dân phải sử dụng 1 lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để phòng trừ.

xu ly rom sau thu hoach bang che pham vi sinh nham bao ve moi truong

Ông Nguyễn Văn Phương làm việc với các Sở, ban ngành về việc nghiên cứu xử lý rơm rạ sau thu hoạch lúa nhằm bảo vệ môi trường.

Theo tính toán của các nhà khoa học về nông nghiệp, trong 1 tấn rơm chứa 5 đến 8 kg đạm, 1,2 kg lân, 20 kg kali, 40 kg silic và 400 kg cacbon. Đặc biệt, việc đốt rơm rạ ngoài đồng sẽ gây ô nhiễm môi trường, hạn chế tầm nhìn dẫn đến tai nạn giao thông và gây mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.

Qua đó, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ sinh học thuộc Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm vi sinh có chứa nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ.

xu ly rom sau thu hoach bang che pham vi sinh nham bao ve moi truong
xu ly rom sau thu hoach bang che pham vi sinh nham bao ve moi truong

Việc nông dân đốt rơm trên đồng sẽ gây ô nhiễm môi trường và gây mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Phương giao Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm tiếp tục nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh phân hủy phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với tập quán canh tác của người dân địa phương. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn về tác dụng của việc dùng chế phẩm sinh học vào xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Qua đó, sớm triển khai phương án trên diện rộng nhằm góp phần bảo vệ môi trường.

Theo Phi Hoàng

KTMT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha

DNTH: Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại...

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng

DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

XEM THÊM TIN