Xuất khẩu cà phê dần chinh phục mốc 4 tỷ USD năm 2023
16:53 | 09/10/2023
DNTH: Tính toán từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng cà phê xuất khẩu cả năm 2023 sẽ đạt khoảng 1,72 triệu tấn, thu về 4,2 tỷ USD.

Thống kê từ Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 2 - 8/10, thị trường vẫn dành nhiều sự chú ý đến giá cà phê, khi mặt hàng này tiếp tục suy yếu. Trong đó, giá Robusta giảm 4,18% và giá Arabica giảm nhẹ hơn, với 0,07% so với tham chiếu.
Brazil đẩy mạnh xuất khẩu cùng với việc Việt Nam đang thu hoạch vụ mới là nguyên nhân gây áp lực lên giá. Nông dân tại Việt Nam đã bắt đầu thu hoạch cà phê chín sớm niên vụ 2023/2024. Điều này có thể giúp gia tăng nguồn cung cho hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới.
Theo Chính phủ Brazil, trong tháng 9, nước này đã xuất khẩu 177.685 tấn cà phê nhân (2,69 triệu bao loại 60kg), tăng 10,5% so với mức 169.678 tấn trong cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, mức cà phê xuất khẩu chững lại so với mức 197.471 tấn đã xuất đi vào tháng 8/2023.
Bên cạnh đó, tỷ giá USD/Brazil Real tiếp tục tăng thêm hơn 2% trong tuần vừa qua. Chênh lệch tỷ giá gia tăng đã kích thích nhu cầu bán hàng của nông dân Brazil do thu về nhiều nội tệ hơn.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận đến cuối tuần trước (ngày 7/10), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ được thu mua quanh mức 63.700 - 64.300 đồng/kg. Chỉ sau 1 tuần, giá cà phê trong nước đã giảm mạnh 2.200 - 2.400 đồng/kg.
Đối với giá cà phê xuất khẩu, tháng 9/2023, giá cà phê Robusta biến động không đồng nhất so với cuối tháng 8/2023; cà phê Arabica giảm mạnh. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 9/2023 ước tính đạt 65 nghìn tấn, trị giá 205 triệu USD, giảm 23,2% về lượng và giảm 20,8% về trị giá so với tháng 8/2023; giảm 32,7% về lượng và giảm 12,8% về trị giá so với tháng 9/2022.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước tính đạt 1,266 triệu tấn, trị giá 3,16 tỷ USD, giảm 7,3% về lượng nhưng tăng 1,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Về giá, ước tính, tháng 9/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 3.151 USD/tấn, tăng 3,2% so với tháng 8/2023 và tăng 29,6% so với tháng 9/2022. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.499 USD/tấn, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Đối với cơ cấu chủng loại, tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê Robusta và Arabica giảm so với cùng kỳ năm 2022, nhưng xuất khẩu cà phê Excelsa và chế biến tăng.
Sản lượng cà phê năm nay ước giảm 10-15% do thời tiết không thuận. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê từ nay đến cuối năm vẫn khả quan do nhu cầu tăng cao hơn so với nguồn cung.
Dù kim ngạch đạt mức cao là kết quả đáng mừng đối với ngành cà phê, nhưng MXV phân tích, nhìn lại hoạt động xuất khẩu trong hai năm qua thì khả năng có thể duy trì giá trị xuất khẩu ở mức cao trong dài hạn là điều chưa chắc chắn. Bởi có thể thấy rằng yếu tố chính giúp kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2023 vượt 4 tỷ USD là nhờ vào giá tăng trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt.
Trước đó, năm 2022, lần đầu tiên Việt Nam thu về hơn 4 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu cà phê là nhờ lượng cà phê xuất mức cao thứ ba trong 10 năm, với 1,78 triệu tấn. Chính vì đẩy mạnh lượng cà phê xuất khẩu trong năm 2022 nên trữ lượng xuất khẩu dành cho năm 2023 thấp, bên cạnh sản lượng giảm 10-15% trong niên vụ 2022/2023.
Tính toán từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng cà phê xuất khẩu cả năm 2023 sẽ đạt khoảng 1,72 triệu tấn, thu về 4,2 tỷ USD.
Cùng với việc chú trọng chất lượng, gia tăng các sản phẩm cà phê chế biến sâu, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp “trợ lực” cho ngành cà phê Việt Nam về đích xuất khẩu 4 tỷ USD trong năm nay.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, châu Âu hiện đang là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta. Trong Top 10 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam có 6 nước châu Âu.
Riêng với thị trường Anh, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực mang lại nhiều triển vọng cho ngành cà phê Việt Nam tại thị trường này.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp ngành cà phê nói riêng mở rộng thị phần tại thị trường này, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Anh và Ireland.
Hiện, cà phê nhân từ Việt Nam đa phần là Robusta có chất lượng thấp, việc cạnh tranh về giá rẻ không còn phù hợp. Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người Anh, Bộ Công Thương cũng khuyến nghị doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao từ những vùng trồng quy mô nhỏ hơn, có khả năng quản trị tốt hơn, có khả năng truy xuất và phát triển bền vững hơn.
Đáng nói, Cục Xuất nhập khẩu cũng cho biết, nhu cầu cà phê đã mở rộng đáng kể ra ngoài các thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Bắc Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu là những nơi tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới.
Tại châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản dẫn đầu thị trường, tiếp theo là Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhu cầu dài hạn sẽ tăng trong những năm tới, có khả năng trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh nhất.
Cục Xuất nhập khẩu cũng đưa ra gợi ý về quy mô thị trường cà phê Hoa Kỳ đang tăng trưởng trong vài năm gần đây và dự kiến sẽ tăng trưởng tốt, bình quân 6,74% trong giai đoạn 2020 - 2027. Nhờ lợi ích sức khỏe liên quan đến cà phê cùng với xu hướng tiêu dùng thay đổi được dự đoán sẽ thúc đẩy thị trường cà phê Hoa Kỳ.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- cà phê Excelsa /
- cà phê Robusta /
- Xuất khẩu cà phê /
- cà phê Arabica /
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn /
- cà phê /
- xuất khẩu hàng hóa /
- Giá cà phê /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

"Sốc" với giá vé máy bay dịp nghỉ lễ
DNTH: Theo ghi nhận của phóng viên Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn ngày 19/4, một số chuyến bay đến các khu du lịch như Phú Quốc, Côn Đảo, TP. HCM, Hà Nội… tăng mạnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, giá vé hiện đang ở mức rất cao,...

Doanh số bán ô tô tại Việt Nam tăng 47%
DNTH: Chiều 11/4, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán hàng của các đơn vị thành viên trong tháng 3/2025 đạt 31.750 xe, tăng 47% so với tháng trước và tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biến áp lực thành cơ hội mở rộng tăng trưởng
DNTH: Trước chính sách thuế đối ứng của Mỹ, doanh nghiệp công nghiệp cần biến khó khăn thành động lực mở rộng tăng trưởng.

Thịt lợn đang... hạ nhiệt
DNTH: Cục Thống kê cho biết, vừa qua, có thời điểm giá thịt lợn biến động, tăng mạnh nhất là đầu tháng 3, nhưng sau đó đã chững lại và giảm dần, đến cuối tháng 3 chỉ còn tăng ở một số tỉnh phía Nam.

Tăng thuế thu từ kinh doanh thương mại điện tử lên 19%
DNTH: Bộ Tài chính cho biết, 3 tháng đầu năm, số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Thị trường nông sản: Giá xuất khẩu gạo tiếp tục tăng
DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có biến động mạnh dù đang cao điểm thu hoạch lúa Đông Xuân. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng và thu hẹp dần sự chênh lệch về giá xuất khẩu với các nước khác trong...
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...