Xuất khẩu nông sản cần lưu ý những thay đổi về SPS từ các thị trường nhập khẩu

06:34 | 23/01/2025

DNTH: Dù đạt được nhiều kết quả trong xuất khẩu nông lâm thủy sản nhưng các thị trường liên tục có những thông báo thay đổi các quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật trong nhập khẩu nông lâm thủy sản...

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt mức cao kỷ lục 62,4 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm 2023; xuất siêu tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 18,6 tỷ USD, tăng 53,1%.

Đây là kết quả đáng ghi nhận của quá trình đàm phán, mở cửa thị trường cho nhiều loại nông sản chủ lực, điển hình như sầu riêng, dừa, tổ yến…

Dù đạt được nhiều kết quả trong xuất khẩu nông lâm thủy sản, nhưng các thị trường liên tục có những thông báo thay đổi các quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật trong nhập khẩu nông lâm thủy sản. 

Chỉ tính trong năm 2024, các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm, bình quân 1 ngày văn phòng SPS phải ra 3 thông báo, có thông báo dài hàng trăm trang. Quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với các sản phẩm cũng khác nhau.

Không chỉ vậy, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) cũng vừa có công văn gửi các đơn vị thông tin về dự thảo một số thay đổi về quy định đối với nông sản hàng hóa xuất khẩu của một số thị trường. 

Theo đó, tổng hợp thông báo dự thảo và thông báo có hiệu lực về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) từ ngày 21/11 - 20/12/2024 của Thành viên Tổ chức thương mại thế giới với số lượng 128 thông báo, trong đó có 98 thông báo dự thảo lấy ý kiến và 30 thông báo có hiệu lực.

Cụ thể, với thị trường Hoa Kỳ đưa ra thông báo quy định chấm dứt sử dụng các sản phẩm chứa chlorpyrifos; đề xuất bỏ quy định giới hạn dư lượng tối đa (MRL) của chlorpyrifos trong một số sản phẩm; kiến nghị sửa đổi quy định về phụ gia thực phẩm; quy định về dung sai thuốc bảo vệ thực vật Cyazofamid.

Thị trường EU đưa ra thông báo quy định (EU) 2019/627 về các biện pháp thực hiện kiểm soát chính thức đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật dùng làm thực phẩm; thay đổi mức dư lượng tối đa đối với chlorpropham, fuberidazole, ipconazole, methoxyfenozide, S-metolachlor và triflusulfuron, dimoxystrobin, ethephon và propamocarb trong hoặc trên một số sản phẩm; đề xuất thay đổi mức MRL đối một số hóa chất nông nghiệp trong thực phẩm.

Thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đưa ra dự thảo tiêu chuẩn về giới hạn mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm; dự thảo sửa đổi tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật, phạm vi, ứng dụng và mức dư lượng của phụ gia thực phẩm; đề xuất thay đổi mức MRL đối một số hóa chất nông nghiệp trong thực phẩm.

Thị trường Indonesia đưa ra thông báo thẩm quyền hướng dẫn và kiểm soát cấp Giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng và an toàn cho các sản phẩm thủy sản tại Indonesia; dự thảo Quy định của Cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Indonesia liên quan đến bao bì thực phẩm; dự thảo Quy định của Cơ quan Lương thực Quốc giaIndonesia về giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.

Thị trường Brazil đưa ra dự thảo danh sách hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm tẩy rửa gia dụng và chất bảo quản gỗ; dự thảo nghị quyết thiết lập các kĩ thuật công nghệ, giới hạn tối đa và điều kiện sử dụng đối với phụ gia thực phẩm và công nghệ hỗ trợ trong thực phẩm; dự thảo thiết lập các yêu cầu về kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với hoa lan Nam Phi (Freesia spp); dự thảo Nghị quyết về "Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được chọn để phân tích trong y học thảo dược"; (thiết lập các yêu cầu về kiểm dịch thực vật đối với việc nhập khẩu hạt đậu bắp (Abelmoschus esculentus).

Thị trường Australia - New Zealand đưa ra đề xuất sửa đổi Phụ lục 20 của Bộ luật Tiêu chuẩn Thực phẩm Australia - New Zealand; sửa đổi Tiêu chuẩn sức khỏe nhập khẩu đối với lưu giữ sản phẩm thực vật phục vụ tiêu dùng cho con người; mức dư lượng tối đa đối với các hợp chất nông nghiệp; các biện pháp đề xuất để quản lý Xylella fastidiosa trên cây trồng; tiêu chuẩn Y tế nhập khẩu đối với hạt giống để gieo trồng.

Thị trường Hàn Quốc đưa ra thông báo thông số kỹ thuật đề xuất cho Acrylamide trong thực phẩm.

Thị trường Vương Quốc Anh đưa ra thông báo về sửa đổi quy định về kiểm soát chính thức (sức khỏe thực vật, tần suất kiểm tra) năm 2022 và các sửa đổi pháp lý để đảm bảo các biện pháp kiểm soát động vật và sản phẩm động vật tại biên giới hoạt động hiệu quả; sửa đổi Quy định (EU) 2019/2072 về sâu bệnh, vi rút, một số yêu cầu nhập khẩu để bao gồm tất cả các loài cây lá kim; thông báo về việc cấp phép 25 chất phụ gia thức ăn chăn nuôi và 01 loại thức ăn chăn nuôi cho mục đích dinh dưỡng cụ thể; thay đổi mức dư lượng tối đa đối (MRL) với hoạt chất propamocarb, fenazaquin, sulfoxaflor, isoflucypram;

Thị trường Nhật Bản đưa ra thông báo sửa đổi Nghị định về Quy chuẩn thức ăn chăn nuôi và phụ gia thức ăn chăn nuôi.

Trước các thông báo từ thị trường các nước, Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị các đơn vị nghiên cứu và thông báo cho các tổ chức, cá nhân có sản phẩm xuất khẩu liên quan đến các mặt hàng và thị trường liên quan để có những điều chỉnh phù hợp. Đặc biệt cần có sự đột phá về chất lượng để phát triển bền vững.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Quảng Ninh: Tổ chức lễ động thổ Dự án Cụm công nghiệp Đầm Hà B

DNTH: Tại Huyện Đầm Hà, Công ty Cổ phần Shinec đã tổ chức lễ động thổ Dự án đầu tư hạ tầng và kinh doanh Cụm công nghiệp Đầm Hà B.

Gia Lai tăng 9 bậc trong bảng xếp hạng thương mại điện tử

DNTH: Ngày 25/4, tại Hà Nội, Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2025 đã chính thức khai mạc. Tại đây, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam công bố báo cáo chỉ số Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam 2025.

Việt Nam lọt Top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

DNTH: Số liệu thống kê cho thấy tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Singapore trong quý I/2025 tăng nhẹ và lần đầu tiên Việt Nam đã vươn lên Top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Gia Lai: Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt 80% kế hoạch năm chỉ sau 4 tháng

DNTH: Gia Lai đang nổi lên như một “điểm sáng” trong bức tranh xuất khẩu của khu vực và cả nước, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đã đạt 685 triệu USD, tương đương 80% kế hoạch năm, tăng 55,8% so với...

3 kịch bản tăng trưởng nông nghiệp trước thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự báo một số kịch bản và giải pháp cần thực hiện trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.

Nỗi buồn quả cau: Xuất rẻ – nhập đắt, bài học từ chế biến sâu

DNTH: Câu chuyện về quả cau xuất khẩu mới đây lại gióng lên hồi chuông về sự lãng phí thị trường chế biến sâu của nông sản Việt Nam.

XEM THÊM TIN