An Giang: Nữ kỹ sư công nghệ làm vườn dưa lưới khiến ai cũng mê
14:00 | 26/11/2018
DNTH: Tốt nghiệp Đại học ngành công nghệ thực phẩm, trải qua nhiều thử thách, tâm huyết với ngành nông nghiệp, chị Nguyễn Thị Mai Khương, khóm Tây Khánh 6, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) đã mạnh dạn đầu tư mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ cao và đã đạt kết quả khả quan về kinh tế, tạo điểm tham quan du lịch khá lý thú cho du khách.
Chị Khương cho biết: trước đây nghe thông tin tỉnh An Giang có chương trình hỗ trợ dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sẽ hỗ trợ 30-50% kinh phí. Qua thời gian bỏ công nghiên cứu mô hình, vắt óc suy nghĩ trồng cây gì độc, lạ, thị trường cần, thế là tôi chọn cây dưa lưới. Dưới sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang tôi bắt tay vào viết dự án "Ứng dụng công nghệ nhà màng và hệ thống tưới nhỏ giọi trong sản xuất dưa lưới Taki tại TP. Long Xuyên".
Vườn dưa lưới 1.000m2 được đầu tư ở phường Mỹ Hòa, trồng theo công nghệ cao, sản xuất theo quy trình VietGAP của chị Nguyễn Thị Mai Khương đang làm giới trẻ mê mẩn và canh đến thời điểm gần thu hoạch để có được những bức ảnh độc, lạ.
Dự án do chị Nguyễn Thị Mai Khương làm chủ nhiệm và được triển khai từ tháng 1-2018, đầu tư hơn 540 triệu đồng với mục tiêu là sản xuất dưa lưới Taki đạt năng suất 3.200 kg/vụ/1.000m2; quy trình sản xuất thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP... Dự án có tổng nguồn vốn gần 540 triệu đồng, trong đó được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh hỗ trợ 237 triệu đồng (30%), UBND TP. Long Xuyên hỗ trợ 100 triệu đồng (20%) và phần còn lại là vốn của gia đình chị Mai Khương.
Với diện tích 1.000m2 nhà lưới và gieo trồng 2.200 gốc dưa, sau 80 ngày, giống dưa Taki của Nhật Bản đã cho thu hoạch, năng suất đạt từ 3,7 - 4 tấn. Chị Khương cho biết, sản phẩm được đơn vị phối hợp (Công ty TNHH MTV nông nghiệp công nghệ cao Trang trại Việt-TP. Hồ Chí Minh) bao tiêu sản phẩm với giá 30.000 đồng/kg. Ngoài ra chị còn bán lẻ giá 55.000 đồng/kg.
Thu hoạch dưa lưới Taki Nhật Bản tại Giving's Farm.
Dự án khi đi vào hoạt động đã góp phần cung cấp sản phẩm có giá trị, chất lượng cho thị trường, từ đó mang lại giá trị kinh tế lớn cho chủ đầu tư. Với mùa vụ đầu tiên trồng thử nghiệm thành công, chị Khương tiếp tục trồng vụ 2 giống dưa lưới nhập từ Nhật Bản trên 2.600 cây dưa lưới Taki. Tổng doanh thu cho mùa vụ đầu đạt 120 triệu đồng, đợt 2 đạt hơn 110 triệu đồng. Chị tính toán: mô hình này đạt lợi nhuận ròng trên 33%/năm và thu hồi vốn trong 2,8 năm. Với hiệu quả bước đầu chị đang có kế hoạch mở rộng diện tích trồng dưa lưới 2.000m2.
Để sản phẩm đứng vững trên thị trường, có thương hiệu, bên cạnh sản xuất dưa đạt chất lượng, chị Khương đã đăng ký thương hiệu dưa lưới Giving's Farm với Cục Sở hữu trí tuệ. "Mục tiêu của chị sử dụng tên Anh ngữ để sau này mở rộng diện tích đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài"-chị Khương cho biết.
Khách tham quan thích thú trãi nghiệm một số công việc của mô hình dưa lưới.
Chị Khương cho biết, thấy vậy tôi đầu tư hơn 1.000m2 mở điểm cho khách tham quan vườn dưa, ăn uống vui chơi. Tùy vào thời điểm, ban đầu không thu tiền vé tham quan của khách mà chỉ tính tiền khi khách mua dưa về nhà, với mức giá từ 55.000 đồng/kg trở lên. Sau, lượng khách đông quá chị thu vé 30.000 đồng/người (gồm vé tham quan nhà màng trồng dưa lưới và ăn thử dưa lưới tại vườn hoặc thưởng thức 1 ly nước bạc hà chanh, bạc hà sữa, hoặc đá bào).
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của chị Nguyễn Thị Mai Khương thu hút khá đông khách tham quan.
Đến với vườn dưa, khách tha hồ tham quan, chụp ảnh và được thưởng thức dưa tại chỗ, uống nước bạc hà thanh mát. Qua thực tế cho thấy, mô hình sản xuất trong điều kiện nhà màng sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt theo quy trình VietGAP, nông dân có thể sản xuất 4 vụ/năm, năng suất trung bình đạt 3,5 - 4 tấn/vụ/1.000m2, đem lại lợi nhuận cho người trồng trên 30%/năm. Đây là điều kiện lý tưởng để mô hình này tiếp tục được đầu tư, mở rộng, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020”.
Mô hình trồng dưa lưới Nhật Bản trong nhà màng như của chị Khương góp phần tạo mọi điều kiện cho nông dân trong tỉnh tiếp cận ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Đó còn là kết quả thời gian qua, UBND tỉnh An Giang đã ban hành nhiều chủ trương hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ đến nông dân, hướng tới mục tiêu đưa nông nghiệp An Giang phát triển bền vững. Dự án sản xuất thử nghiệm “Ứng dụng công nghệ nhà màng và hệ thống tưới nhỏ giọt trong sản xuất dưa lưới Taki tại TP. Long Xuyên” được triển khai thực hiện là một điển hình.
Để đến vườn dưa lưới Giving's Farm quý khách đi theo hướng từ ngã tư TP. Long Xuyên đi huyện Thoại Sơn, khoảng 3km đến cây xăng Mỹ Hòa ngay bên phải, đối diện có hẻm, vào hẻm 2km đến cầu ngã Ba. Qua cầu rẽ phải 2km thì tới nơi. Điện thoại: 0986.186.492 |
Hạnh Châu (Cổng TTĐT tỉnh An Giang)

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số
DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim
DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh
DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới
DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc
DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...