Ảnh 360 độ: Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc trên 'sân khấu' ruộng bậc thang

07:37 | 05/11/2024

DNTH: Trong chuỗi các hoạt động của Hội Mùa Vàng năm nay ở Bình Liêu (Quảng Ninh), màn trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang được đầu tư về chất lượng, quy mô tổ chức, với nhiều nét mới lạ, hấp dẫn lần đầu tiên xuất hiện như: Sân khấu biểu diễn, nhảy sạp, không gian trưng bày đặc sắc của người Dao…

Ông Hoàng Văn Trung, Chủ tịch UBND xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu cho biết, mỗi dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn xã đều có trang phục truyền thống riêng. Họa tiết trang trí trên trang phục dân tộc cũng đa dạng, phong phú, là những biểu trưng đặc sắc của văn hóa truyền thống từng dân tộc. 

Chương trình trình diễn trang phục dân tộc với sân khấu là ruộng bậc thang tại địa phương, vừa diễn ra,  đã giúp người dân và du khách hiểu thêm về giá trị, bản sắc văn hóa của trang phục dân tộc; nhận diện sự tham gia của cộng đồng các thôn bản trên địa bàn xã Lục Hồn và lan tỏa tập quán mặc trang phục dân tộc; từ đó nâng cao nhận thức của người dân về giá trị trang phục dân tộc truyền thống của huyện Bình Liêu.

Trong Lễ hội Mùa Vàng năm nay, phần trình diễn trang phục dân tộc có sự thay đổi hơn so với các năm trước. Không gian tổ chức được điều chỉnh tập trung tại một xóm, có đông đồng bào dân tộc Dao Thanh Y; chính quyền xã đã xây dựng nhiều điểm check-in cho du khách đến tham quan các mô hình từ cổng chào được trang trí tinh tế, hiện đại, nổi bật... Điểm nhấn nữa là lần đầu tiên, trình diễn có sân khấu được dựng ngay tại ruộng bậc thang, với khoảng 100 người dân tộc.

Chú thích ảnh
Tại thôn Cao Thắng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, các "người mẫu" không chuyên đã tham gia trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang.
Chú thích ảnh
Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa Vàng Bình Liêu năm 2024. 
Chú thích ảnh
Ngay từ sớm tinh mơ, các em bé người dân tộc Dao Thanh Phán được mặc trang phục dân tộc trình diễn. 
Chú thích ảnh
Mỗi dân tộc ở huyện Bình Liêu đều có trang phục truyền thống riêng.
Chú thích ảnh
Nghệ thuật trang trí trên các loại trang phục dân tộc da dạng, phong phú, biểu trưng cho văn hóa của từng dân tộc.
Chú thích ảnh
Trang phục truyền thống được trình diễn, với những nét nguyên bản, đã góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào nơi đây.
Chú thích ảnh
Hình ảnh tái hiện lễ cưới, với trang phục rực rỡ của cô dâu, chú rể dân tộc Dao Thanh Phán thu hút sự quan tâm của du khách. 
Chú thích ảnh
Mô phỏng đám cưới của người Dao Thanh Y tại lễ trình diễn trang phục dân tộc.
Chú thích ảnh
Với bà con các dân tộc, trang phục truyền thống là niềm tự hào phải gìn giữ.
Chú thích ảnh
Lần đâu tiên trong lễ trình diễn trang phục dân tộc có sự tham gia của các diễn viên "nhí".
Chú thích ảnh
Rực rỡ sắc màu trang phục của đồng bào Dao Thanh Y trên ruộng bậc thang.
Chú thích ảnh
Trang phục màu chàm đen là nét đặc biệt của người Tày Bình Liêu, bình dị và thuần khiết.
Chú thích ảnh
Nét đặc sắc trên trang phục được thể hiện ở hoa văn trên vải. 
 
Chú thích ảnh
Làn điệu hát then được khôi phục, phát huy, làm sáng hơn trang phục của người Tày.
Chú thích ảnh
Lễ trình diễn năm nay khoảng 100 diễn viên, của 4 dân tộc địa phương.
Chú thích ảnh
Trình diễn trang phục dân tộc góp phần giúp người dân và du khách tìm hiểu về giá trị, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số huyện Bình Liêu.
Chú thích ảnh
Trải qua biết bao thay đổi của thời gian, đến nay trò chơi dân gian nhảy sạp vẫn là món ăn tinh thần không thể thiếu được của người dân tại các dịp lễ hội.
Chú thích ảnh
Nhờ có sự đầu tư nghiêm túc về chất và lượng, lễ trình diễn năm nay thu hút đông đảo nhân dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng, trải nghiệm.
Chú thích ảnh
Khách du lịch háo hức trải nghiệm nhà truyền thống của người Dao Thanh Y.
Chú thích ảnh
Lễ hội Mùa Vàng năm 2024 tại xã Lục Hồn đầu tư thêm nhiều điểm check-in cho du khách.
Chú thích ảnh
Hiện nay, giao thông tới Bình Liêu đã thuận lợi, du khách có thể tham gia hành trình theo cao tốc Hạ Long - Móng Cái đến cảng Mũi Chùa - Tiên Yên, dọc Quốc lộ 18C để tới Bình Liêu. 

Theo Báo Tin tức/TTXVN

Nguồn: https://baotintuc.vn/anh-360/anh-360-do-ruc-ro-sac-mau-trang-phuc-cac-dan-toc-tren-san-khau-ruong-bac-thang-20241104133516928.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng

DNTH: Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ Toàn Cầu (Công ty Toàn Cầu) ngày 18/3/2025 đã có văn bản đề xuất xin phá dỡ công trình “Hàm cá mập” tại số 7 Đinh Tiên Hoàng (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hình thức không...

Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"

DNTH: Sáng nay, ngày 4/4/2025 tại Khu du lịch sinh thái Linh Kỳ Mộc, TP. Thanh Hóa, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc...

Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ

DNTH: Khi nhắc đến Interlaken (Thụy Sĩ), nhiều người thường nghĩ đến những cảnh quan tuyệt đẹp của dãy Alps và hồ nước trong vắt. Đây là một thị trấn nằm ở khu vực trung tâm của Thụy Sĩ, thuộc bang Bern.

Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều

DNTH: Cơ quan khí tượng dự báo, trong giai đoạn giao mùa (tháng 4) dễ xuất hiện dông lốc, mưa đá, nhất là ở khu vực vùng núi và ven biển.

Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

DNTH: Thị trường tã, bỉm cho trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ...

Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa

DNTH: Đối với nhiều em bé, uống sữa là một điều hiển nhiên – một thói quen mỗi sáng trước khi đến lớp, một ly sữa ấm trước giờ đi ngủ. Nhưng với nhiều em nhỏ tại Khánh Hòa, việc uống sữa lại trở thành một điều xa xỉ....

XEM THÊM TIN