Bất ngờ với rất nhiều doanh nghiệp đang sắp sửa "ngồi cùng mâm" với các ông lớn về giá trị vốn hóa

14:47 | 27/02/2021

DNTH: Kết quả của những chuỗi biến động của thị trường chứng khoán và những hoạt động tăng vốn khi còn chưa nhiều người chú ý là giá trị vốn hóa của nhiều doanh nghiệp đã bứt tốc mạnh mẽ, lên sát ngang những doanh nghiệp đầu ngành.

Thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021 đã có những diễn biến ngoài mọi dự báo của những chuyên gia lâu năm nhất thị trường. Điều đáng nói hơn là, trong bối cảnh hàng loạt sự thay đổi đến "chóng mặt" của thị trường chứng khoán, rất nhiều cổ phiếu đã bứt tốc mạnh mẽ trong nhịp tăng giá và...giảm chậm hơn trong chuỗi điều chỉnh sâu của toàn thị trường.

Không những thế, khá nhiều doanh nghiệp đã kịp thời phát hành thêm cổ phiếu trước chuỗi tăng phi mã của thị trường chứng khoán nên giá trị doanh nghiệp tính theo vốn hóa đang bất ngờ bứt tốc mạnh mẽ. Kết quả của những chuỗi biến động của thị trường chứng khoán và những hoạt động tăng vốn khi còn chưa nhiều người chú ý là giá trị vốn hóa của nhiều doanh nghiệp đã bứt tốc mạnh mẽ, lên sát ngang những doanh nghiệp đầu ngành.

Thống kê của chúng tôi vào thời điểm kết thúc phiên giao dịch cuối cùng tháng 2/2021 cho thấy, VIC của Vingroup là doanh nghiệp đứng đầu vốn hóa thị trường chứng khoán với giá trị lên đến 367 nghìn tỷ đồng. Tiếp đến là VCB của Vietcombank và vị trí thứ ba thuộc về VHM của Vinhomes.

Thống kê của chúng tôi cho thấy thị trường chứng khoán Việt tính đến thời điểm hiện tại có đến 75 doanh nghiệp đạt vốn hóa trên 10 nghìn tỷ đồng. Để lọt được vào top 60 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán, vốn hóa của doanh nghiệp phải đạt ngưỡng ít nhất 13.600 tỷ đồng.

Trong số 60 doanh nghiệp top đầu vốn hóa thị trường chứng khoán, chúng tôi nhận thấy có nhiều cái tên gây bất ngờ như trong ngành bất động sản, xây dựng, cầu đường như THD của Thái Holdings, PDR của Phát Đạt; VCG của Vinaconex, KBC của Kinh Bắc, KDH của Khang Điền, LGC của Đầu tư Cầu đường CII. 

Hay như trong ngành ngân hàng, những cái tên top đầu nổi danh như VCB của Vietcombank; BID của BIDV, CTG của Vietinbank trước đây luôn cách biệt khá xa với các ngân hàng khác nhưng giờ đây, vốn hóa của TCB của Techcombank, VPB của VPBank; MBB của MBBank hay ACB của ngân hàng ACB cũng đã lọt top 25 vốn hóa. Một số ngân hàng khác như HDBank, STB, TPBank SHB, OCB, EIB, MSB, LPB hiện cũng đã lọt vào top 60 vốn hóa thị trường chứng khoán. Cá biệt như HDBank, STB hiện đang ở ngưỡng ngấp nghé vào top 30 vốn hóa thị trường và "ngồi chung mâm" với nhiều ngân hàng từ trước đến nay vẫn chễm chệ ở top đầu vốn hóa khác!

Bất ngờ với rất nhiều doanh nghiệp đang sắp sửa ngồi cùng mâm với các ông lớn - Ảnh 1.
Thống kê top 60 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán tại thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 26/2/2021

 

Phương Chi

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN