Bơ Tây Nguyên được giá vì... mất mùa

13:18 | 04/05/2025

DNTH: Mùa bơ năm nay tại Tây Nguyên đang chứng kiến nghịch lý “được giá nhưng mất mùa”. Trong khi giá bơ tăng cao hơn so với các năm trước thì sản lượng lại giảm do thời tiết và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nông dân.

Thời tiết không thuận lợi, sản lượng giảm

Cây bơ là loại cây ăn quả dễ thích nghi, có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau. Tuy nhiên, đất đỏ bazan – loại đất đặc trưng của Tây Nguyên – được xem là môi trường lý tưởng nhất cho loại cây này phát triển. Nhiều năm qua, bơ không chỉ là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương, mà còn là mặt hàng nông sản có sức tiêu thụ mạnh ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.

Năm nay, điều kiện thời tiết không thuận lợi nên cây bơ ở nhiều địa phương tại Gia Lai như huyện Ia Grai, Chư Prông, Chư Sê, Chư Păh, Đăk Đoa... đồng loạt cho sản lượng thấp, do sương muối và những đợt lạnh kéo dài trong đầu năm. Đồng thời, một phần diện tích trồng cây bơ đã được chuyển đổi sang trồng các loại cây khác như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng… khiến sản lượng bơ liên tục giảm so với những năm trước.

Bơ Tây Nguyên được giá vì... mất mùa 1
Cây bơ tại Gia Lai sản lượng thấp do thời tiết. Ảnh: Minh Vỹ

Chị Lê Thị Luyến, một thương lái gom bơ từ các huyện lên TP. Pleiku cho biết: “Bơ năm nay mất mùa, được giá. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết lạnh kéo dài, sương muối làm bơ rụng hoa, trái non ít đậu. Nhiều nông dân trước đây trồng nguyên vườn bơ thì giờ chuyển sang trồng xen canh, nên sản lượng giảm đáng kể”.

Nguồn cung khan hiếm, giá tăng mạnh

Theo các thương lái tại Gia Lai, hiện giá bơ thường (bơ hột) loại đẹp bán tại TP. Pleiku dao động khoảng 20.000 đồng/kg, so với khoảng 15.000 đồng/kg trước đây. Riêng bơ 034 – loại bơ được thị trường ưa thích – có giá mua đầu mùa khoảng 30.000 đồng/kg, trong khi năm ngoái chỉ khoảng 20.000 đồng/kg.

Chị Nguyễn Thị Nhung – chủ một vựa bơ lớn tại 05 Đồng Tiến, phường Ia Kring, TP. Pleiku (SĐT 0354380237) – cho biết: “Trước đây, mỗi ngày chúng tôi chuyển từ 3 đến 4 tấn bơ đi các tỉnh, năm nay chỉ còn khoảng 1 tấn. Người làm nghề như chúng tôi thường xuyên theo dõi bản tin thời tiết để tính toán công việc mua bán. Nắng nóng thì người tiêu dùng ăn bơ nhiều, còn trời lạnh kéo dài như năm nay thì sức tiêu thụ bị ảnh hưởng”.

Bơ Tây Nguyên được giá vì... mất mùa 2
Chị Nguyễn Thị Nhung – chủ một vựa bơ lớn tại 05 Đồng Tiến, phường Ia Kring, TP. Pleiku. Ảnh: Minh Vỹ

 

Bơ Tây Nguyên được giá vì... mất mùa 3
Bơ được chị Nhưng thu mua chuẩn bị đóng thùng chuyển ra các tỉnh phía Bắc. Ảnh: Minh Vỹ

Vựa bơ của chị Nhung hiện đang phân phối đến nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên… Tuy nhiên, chị cũng cho biết thêm rằng dù giá bán có tăng, nhưng do khan hàng nên gặp nhiều khó khăn trong công việc buôn bán.

Bơ được xếp vào nhóm “siêu thực phẩm” nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú và lợi ích vượt trội cho sức khỏe. Quả bơ chứa nhiều chất chống oxy hóa, kali, vitamin E, chất xơ và các axit béo không bão hòa, giúp kiểm soát huyết áp, điều hòa cholesterol, hỗ trợ tim mạch và tăng cường khả năng miễn dịch.

Ngoài ra, bơ còn được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảm viêm, cải thiện sức khỏe đường ruột. Chính vì những giá trị này, nhu cầu tiêu dùng bơ trong nước vẫn ổn định.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể

DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng

DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV

DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

Xuất khẩu thủy sản lần đầu lép vế trước cà phê

DNTH: Theo Cục Hải quan, trong quý 1, xuất khẩu cà phê đạt 496 nghìn tấn, trị giá 2,8 tỷ USD, giảm 15,3% về lượng nhưng tăng tới 45,8% về kim ngạch so với cùng kỳ 2024. Cũng trong quý 1, xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 19,2% so với...

Cam xanh nghĩa tình 'giải cứu' nông sản bền vững

DNTH: Hiện các tỉnh miền Tây đang vào vụ thu hoạch cam sành, thế nhưng đầu ra gặp nhiều khó khăn, chương trình “Cam xanh nghĩa tình” ra đời với một cách tiếp cận mới: chuyển từ “giải cứu” ngắn hạn sang giải pháp tìm đầu ra...

Xuất khẩu sắn, cần đề cao phương thức chế biến

DNTH: Ngành sắn Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng khi xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt kim ngạch gần 1 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, nhưng lại giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Sự phụ thuộc vào Trung...

XEM THÊM TIN