CEO Núi Pháo nhận lương hơn 25 tỷ đồng, cao hơn nhiều lần các lãnh đạo cấp cao của Masan

10:08 | 07/04/2021

DNTH: Báo cáo cho thấy, toàn bộ Hội đồng thành viên của công ty bao gồm ông Nguyễn Thiều Nam (Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Văn Thắng (Phó Chủ tịch), ông Craig Richard Bradshaw và ông Danny Le (CEO Masan Group) làm thành viên đều không nhận một đồng thù lao nào năm 2020.

Công ty TNHH Khai Thác chế biến khoáng sản Núi Pháo, công ty con thuộc CTCP Masan High-Tech Materials (mã MSR – Upcom) sở hữu 100% vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2020.

Theo đó, năm 2020, doanh thu hợp nhất của Núi Pháo đạt 7.365,77 tỷ đồng, tăng 56,5% năm trước. Chi phí tài chính của công ty lên tới 1.652,45 tỷ đồng trong năm, tăng 27,6% so với năm trước khiến công ty lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 1.174,6 tỷ đồng, riêng công ty mẹ lỗ thuần 706,5 tỷ đồng.

Nhờ thu nhập khác 1.329 tỷ đồng, Núi Pháo có lãi trước thuế sau kiểm toán hợp nhất đạt 95 tỷ đồng năm 2020, giảm 85% so với năm trước. Công ty mẹ lỗ trước thuế năm 2020 hơn 737 tỷ đồng.

Do được hưởng chi phí thuế TNDN hoãn lại, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Núi Pháo đạt 206 tỷ đồng, giảm 58,8% so với năm 2019.

Lương cao đỉnh của chóp: CEO công ty sở hữu mỏ Núi Pháo nhận hơn 2 tỷ đồng/tháng, gấp đôi lương CEO Masan Group dù lợi nhuận công ty giảm một nửa - Ảnh 1.
                                                Kết quả kinh doanh của Núi Pháo.

Mỏ Núi Pháo là mỏ đa kim có trữ lượng vonfram lớn nhất thế giới đang hoạt động bên ngoài Trung Quốc với trữ lượng quặng tiềm năng đã được chứng minh là 66 triệu tấn và nhóm công ty Masan Resources cũng là nhà sản xuất florit và bismut hàng đầu thế giới.

Hiện nay, nhóm công ty Masan Resources đang xuất khẩu vonfram sang các thị trường Đức, Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Ấn Độ…

Thời gian hoạt động cho phép của Công ty Núi Pháo với Dự Án Núi Pháo là 30 năm.

Tại thời điểm cuối năm 2020, Núi Pháo có vốn điều lệ 10.792 tỷ đồng, tăng hơn 2.750 tỷ so với năm trước. Tổng tài sản đạt 36.467 tỷ đồng, tăng 40% so với đầu năm. Công ty cơ cấu lại nợ, nợ ngắn hạn giảm từ 11.909 tỷ đồng xuống 7.467 tỷ đồng, trong đó vay và phát hành trái phiếu ngắn hạn là 3.164,6 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với 2019. Trong khi đó nợ dài hạn 17.978 tỷ đồng, gấp 3 lần năm trước. Vay và phát hành trái phiếu dài hạn 7.230 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần năm 2019.

Ngày 9/6/2020, Công ty TNHH Khai Thác chế biến khoáng sản Núi Pháo đã mua lại 100% cổ phần của H.C.Starck Holding GmbH (Đức – gọi là HCS). HCS là nhà sản xuất hàng đầu về bột kim loại vonfram kỹ thuật cao và vonfram Cacbua (sản phẩm sơ cấp của vonfram) với 11 công ty con hoạt động tại Đức, Mỹ, Canada, Trung Quốc và Nhật Bản.

Tháng 6/2020, Mitsubishi Materials Corporation (Nhật) - nhà sản xuất vật liệu tích hợp, cung cấp các vật liệu cơ bản và lĩnh vực tái chế, năng lượng - vừa đầu tư hơn 90 triệu USD để sở hữu gần 110 triệu cổ phiếu vào công ty mẹ của Núi Pháo là MSR.

Chủ tịch nhận thù lao 0 đồng, CEO hơn 2 tỷ đồng/tháng

Báo cáo cho thấy, toàn bộ Hội đồng thành viên của công ty bao gồm ông Nguyễn Thiều Nam (Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Văn Thắng (Phó Chủ tịch), ông Craig Richard Bradshaw và ông Danny Le (CEO Masan Group) làm thành viên đều không nhận một đồng thù lao nào năm 2020. Đây là chính sách chung của hệ thống Masan thì HĐQT/HĐTV không nhận thù lao.

Ông Craig Richard Bradshaw, Tổng giám đốc công ty cũng là CEO của MSR được trả lương 25,157 tỷ đồng trong năm 2020, tương đương mỗi tháng được nhận về hơn 2 tỷ đồng/tháng. Con số này gây bất ngờ bởi ông Danny Le, Tổng giám đốc Masan Group nhận lương hơn 9,57 tỷ đồng/năm, mức lương này là cao so với mặt bằng chung.

Lương cao đỉnh của chóp: CEO công ty sở hữu mỏ Núi Pháo nhận hơn 2 tỷ đồng/tháng, gấp đôi lương CEO Masan Group dù lợi nhuận công ty giảm một nửa - Ảnh 3.
             Toàn bộ Hội đồng thành viên của công ty không nhận thù lao 2020.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN