CEO PNJ chỉ ra phương pháp để một doanh nghiệp có thể tiến vào kỷ nguyên số

15:32 | 16/08/2019

DNTH: Ông Lê Trí Thông - CEO của tập đoàn PNJ chia sẻ tại diễn đàn kinh doanh 2019 do Forbes Việt Nam tổ chức chiều 15/8/2019: “Chúng tôi gọi chuyển đổi số là một quá trình tiến hóa. Mà đã là tiến hóa thì phải đi từ gen, từ tế bào gốc. Tiến hóa không phải mua cái mới rồi gắn vào là xong mà phải thay đổi dần dần. Nếu thay đổi quá nhanh sẽ sốc còn quá chậm thì chừa chỗ cho đối thủ…”.

Đôi nét về Chủ tịch Tập đoàn PNJ

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (MCK: PNJ) đã họp và thông qua quyết định bổ nhiệm ông Lê Trí Thông vào vị trí Tổng Giám đốc, thay thế cho bà Cao Thị Ngọc Dung.

Theo thông báo của PNJ, ông Thông sẽ là CEO PNJ kể từ ngày 21/4/2018, nhiệm kỳ kéo dài 5 năm.

Như vậy, tại PNJ, ông Lê Trí Thông sẽ đảm nhiệm 2 chức vụ là: Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.

Ông Lê Trí Thông, sinh năm 1979, là anh trai bà Lê Diệp Kiều Trang – người từng được bổ nhiệm làm CEO Facebook VN. Năm 2002, Lê Trí Thông tốt nghiệp thủ khoa ngành công nghệ hóa của trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.

Ông theo học cao học trong nước, năm 2005, khi 25 tuổi, Lê Trí Thông nhận được học bổng của Đại học Oxford, Anh. Lúc đó, Lê Trí Thông là sinh viên trẻ tuổi nhất được trường này nhận vào học chương trình MBA và cấp học bổng toàn phần duy nhất duy nhất của chương trình – học bổng Naomi Molson Scholar dành cho sinh viên xuất sắc, có tiềm năng phát triển sự nghiệp.

Sau khi hoàn thành khóa học MBA, ông Lê Trí Thông có thời gian ngắn làm việc tại tập đoàn Exxon Mobil (Anh) trước khi về nước.

Năm 2008, Lê Trí Thông bắt đầu làm việc tại DongABank với tư cách “người được chọn” cho vị trí CEO sau này. Tại đây, ông lần lượt trải qua các chức vụ quan trọng như: Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á đồng thời kiêm Chủ tịch Công ty Kiều hối Đông Á và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Thẻ Thông minh ViNa – V.N.B.C.

Đến tháng 2/2014, ông Thông bất ngờ thôi giữ chức vụ Phó TGĐ DongABank về đầu quân cho Tập đoàn Tư vấn quản trị chiến lược The Boston Consulting Group (BCG) cũng với chức danh Phó Tổng Giám đốc.

Tuy nhiên, đến tháng 7/2017, tại ĐHĐCĐ PNJ, 100% cổ đông đã bầu ông Lê Trí Thông đảm trách cương vị Phó chủ tịch HĐQT PNJ nhiệm kỳ 2017 - 2022. Sau 6 tháng, ông chính thức được bổ nhiệm giữ chức Tổng GĐ PNJ kể từ 21/4/2018.

ceo pnj chi ra phuong phap de mot doanh nghiep co the tien vao ky nguyen so

Ông Lê Trí Thông - CEO của tập đoàn PNJ. Ảnh: Nguồn Internet

Phương pháp để một doanh nghiệp có thể tiến vào kỷ nguyên số

Theo ông Thông, mô hình bán lẻ truyền thống trên thế giới đang bị cạnh tranh và gây bất lợi bởi các công ty bán lẻ có công nghệ.

Ông cho rằng, chuyển đổi số là quá trình tiến hóa của doanh nghiệp thì đó phải sự thay đổi tế bào gốc, hình thành nên xương, cơ, hô hấp của công ty là nhân sự. Bộ máy nhân sự phải được sắp xếp, nhân sự trên toàn quốc phải liên hệ với nhau như thế nào, ra sao. Đó là sự thay đổi tế bào, hình thành nên tế bào mới. Đó phải là sự thèm khát theo kiểu tại sao phải đổi mới?.

"Lần đầu chúng tôi nghe về chuyển đổi số thì thấy rất hấp dẫn nhưng quá trình tiến hóa là quá trình lột da để lớn lên rất đau đớn, không thể như mơ, không thể nhẹ nhàng. Đã phải thử qua những bước tiến, bước lùi. Chẳng hạn, áp dụng công nghệ nhưng nhân viên chưa sẵn sàng, lại phải quay lại vấn đề con người rồi mới áp dụng công nghệ…", ông Thông bộc bạch.

CEO PNJ chỉ ra những yếu tố và phương pháp để một doanh nghiệp có thể tiến vào kỷ nguyên số, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Thứ nhất, doanh nghiệp phải hiểu khi mang công nghệ vào, cách làm mới vào sẽ tạo ra rất nhiều khối lượng công việc cho nhân viên. Từ đó mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ rất nhanh, có thể gấp 2 - 3 lần.

Thứ hai, tiến hành chuyển đổi số, doanh nghiệp rất dễ rơi vào cái bẫy, đó là: Chuyển đổi số chỉ là cái vỏ bề ngoài còn tư duy, măng - sét, tổ chức vẫn chưa thực sự tiến hóa. Tiến hóa là phải từ trong gen chứ không phải thay đổi bên ngoài. Do đó, doanh nghiệp phải thiết kế quy trình mới tương ứng với công nghệ mới.

Thứ ba, nội lực bên trong: Tiến hóa không phải là mua cái mới gắn vào là xong mà đó là sự thay đổi dần dần. Nếu thay đổi quá nhanh sẽ bị sốc, thay đổi quá chậm thì là chừa chỗ cho đối thủ. Do đó, thời gian chuyển đổi số phải được doanh nghiệp kiểm soát. Đồng thời chuẩn bị một số nhân sự cốt cán cho quá trình chuyển đổi số, chẳng hạn gửi trước một số nhân sự đi học, mời một số startup vào làm, bởi họ là những đối tượng có sáng kiến/ý tưởng liên quan đến đến chuyển đổi số.

Bên cạnh việc thúc đẩy tốt yếu tố bên trong cần thêm nguồn lực bên ngoài hỗ trợ. Nếu chỉ thuần túy là nguồn lực bên trong thì rất khó sẵn sàng cho sự tiến hóa. Tuy vậy, để bên trong chấp nhận làm được với bên ngoài cũng là một quá trình của doanh nghiệp. Vì thế, bản thân doanh nghiệp cần chuẩn bị văn hóa để trong - ngoài hội nhập. "Để tiến hóa thì không chỉ thuần túy là con người hay công nghệ, chiến lược mà cần rất nhiều mối quan hệ khác nhau tham gia", ông Thông nhấn mạnh.

Thứ tư, doanh nghiệp phải quyết tâm và lì lợm rằng đang đi đúng con đường, tiếp tục chiến đầu chứ không thể "lụt": Chuyển đổi số không phải là quá trình chuyển đổi thấy được kết quả mà là tiến hóa. Mà tiến hóa thì không có điểm dừng. Có thể 3-6 tháng, thậm chí là 1 tháng là có công nghệ mới, thậm chí phủ nhận công nghệ cũ. Do đó, doanh nghiệp vừa phải nhanh, vừa phải quyết tâm và có độ lì lợm.

"Sự tiến hóa thường không đi theo một hướng, có thể theo nhiều hướng gió khác nhau. Cho nên, tầm nhìn của người lãnh đạo rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Chính vì thị trường rất nhanh nên tầm nhìn của người lãnh đạo phải "động", công nghệ liên tục thì tầm nhìn phải mới. Không thể lấy tầm nhìn vạch ra 3 - 5 trước rồi xài dần mà cần thay đổi liên tục, hợp thời", CEO PNJ nhấn mạnh.

Theo Thu Hoài/TBCKVN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN