Chân dung hai tỷ phú USD vừa chính thức lọt danh sách Forbes: Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh

10:00 | 07/03/2019

DNTH: Đôi bạn Nguyễn Đăng Quang - Hồ Hùng Anh gặp nhau trong quá trình học tập tại Nga và trở thành những đối tác thân thiết trên thương trường kể từ khi lập nghiệp tới nay.

Ông Hồ Hùng Anh (bên trái) và ông Nguyễn Đăng Quang (bên phải)

Ông Hồ Hùng Anh (bên trái) và ông Nguyễn Đăng Quang (bên phải)

Ngày 5/3/2019, Tạp chí Forbes đã chính thức công bố danh sách tỷ phú thường niên năm 2019 (Billionaires 2019). Đáng chú ý, ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - Mã CK: TCB) và ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) đã chính thức lọt vào danh sách lần này.

Trong đó, ông Hồ Hùng Anh sở hữu khối tài sản ròng lên tới 1,7 tỷ USD và xếp hạng 1349. Với khối tài sản ròng đạt 1,3 tỷ USD, ông Nguyễn Đăng Quang được xếp hạng ở vị trí thứ 1717. Dữ liệu được Tạp chí Forbes chốt tại ngày 8/2/2019.

Theo Tạp chí  Forbes, ông Nguyễn Đăng Quang đã tham đầu tư vào Techcombank từ năm 1993 (trước khi ông Hồ Hùng Anh đầu tư vào ngân hàng này vào năm 1995), sau đó thành lập Tập đoàn Masan cùng với ông Hồ Hùng Anh vào năm 2004.

Bên cạnh chức vụ tại Tập đoàn Masan, ông Nguyễn Đăng Quang còn đóng vai trò là Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank và gắn bó với ngân hàng này được nhiều năm. Ở chiều hướng ngược lại, ông Hồ Hùng Anh cũng từng đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan nhưng đã từ nhiệm từ ngày 13/4/2018 nhằm tuân thủ các quy định mới theo quy định của pháp luật.

Nguồn gốc khối tài sản của hai vị tỷ phú cũng được tạp chí này thông tin với nhiều điểm tương đồng khi cùng đến từ lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng, ngân hàng và tự thân (self made). Điều này phần nào phản ánh sự hợp tác thân thiết cũng như vai trò, tỷ lệ sở hữu của ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang tại Techcombank và Tập đoàn Masan.

Chân dung hai tỷ phú USD vừa chính thức lọt danh sách Forbes: Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh - ảnh 1
Giá trị tài sản ròng của ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh trong danh sách Billionaires 2019 của Tạp chí Forbes (Nguồn: forbes.com)

Tính đến cuối năm 2018, ông Quang chỉ sở hữu trực tiếp 15 cổ phiếu MSN, phần lớn cổ phần của Tập đoàn Masan được sở hữu gián tiếp thông qua người thân trong gia đình, CTCP Masan (Masan Corp) và công ty con do MasanCorp sở hữu 100% vốn là Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương (Hoa Hướng Dương).

Đáng chú ý, riêng tại Masan Corp, ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh đang sở hữu lần lượt 48,51% và 47,56% vốn điều lệ.

Tại Techcombank, ông Nguyễn Đăng Quang đang trực tiếp nắm giữ hơn 9,4 triệu cổ phần TCB, chiếm 0,2689% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, ông Quang cũng là người đại diện cho hơn 524,3 triệu cổ phần, tương ứng với 14,995% vốn điều lệ của Techcombank, do Tập đoàn Masan (ông Nguyễn Đăng Quang là Chủ tịch HĐQT) sở hữu.

Trong khi đó, ông Hồ Hùng Anh cùng người thân nắm giữ hơn 595 triệu cổ phiếu TCB, tương đương với tỷ lệ sở hữu hơn 17% vốn điều lệ của ngân hàng này. Ngoài ra, ông Hồ Hùng Anh cũng gián tiếp sở hữu lượng lớn cổ phiếu của MSN thông qua MasanCorp.

Dẫn đầu trong danh sách tỷ phú Việt Nam vẫn là ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup - Mã CK: VIC) với giá trị tài sản ròng lên tới 6,6 tỷ USD, xếp hạng 239. Tiếp đến là bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Tổng giám đốc Vietjet Air - Mã CK: VJC) và ông Trần Bá Dương (Chủ tịch CTCP Ô tô Trường Hải - Thaco) với giá trị tài sản ròng lần lượt là 2,3 tỷ USD (xếp hạng 1008) và 1,7 tỷ USD (xếp hạng 1349).

Ở chiều hướng ngược lại, ông Trần Đình Long (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát - Mã CK: HPG) đã ra khỏi danh sách tỷ phú năm nay. Nguyên nhân được cho là vì diễn biến giá cổ phiếu HPG đã có sự sụt giảm khá mạnh trong năm 2018./.

Theo Viettimes

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN