Chủ tịch Hà Nội: 'Tài chính của thành phố 5 năm tới không thể đầu tư làm đê hai bên bờ sông Hồng’
15:21 | 17/07/2020
DNTH: Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết thực lực tài chính của thành phố trong 5 năm tới còn khó khăn, không thể đảm bảo đầu tư làm đê hai bên bờ sông Hồng cũng như di dời 900.000 dân ở khu vực này.
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Sáng 17/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 15, HĐND TP khóa XV.
Phát biểu tại buổi tiếp xúc, cử tri Đào Tuyết Thanh (phường Hàng Trống) cho biết những ngày qua rác thải ùn tắc, tràn ngập tại một số quận ở khu vực nội thành. Cử tri Thanh cho rằng đây không phải là lần đầu mà đã là lần thứ 6 diễn ra tình trạng này. Nguyên nhân do người dân các xã Nam Sơn, Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn) tiếp tục chặn đường, không cho xe vận chuyển rác vào khu liên hợp xử lý rác thải Nam Sơn.
Cử tri Thanh đề nghị lãnh đạo thành phố cho biết có giải pháp gì trước mắt để giải tỏa lượng rác thải đã ùn ứ nhiều ngày qua, đồng thời về lâu dài thành phố có những giải pháp quy hoạch như thế nào để đáp ứng được nhu cầu xử lý rác thải cho hơn 8 triệu dân.
Bên cạnh đó, cử tri quận Hoàn Kiếm cũng đề cập đến vấn đề giãn dân phố cổ đã được tuyên truyền, khởi động từ lâu nhưng hoàn toàn chưa thấy hiệu quả. Theo cử tri, để giải được bài toán giãn dân phố cổ, thành phố phải có cơ chế tạo công ăn việc làm, sớm củng cố đời sống ổn định, đi kèm với các khu tái định cư phải có chất lượng, đầy đủ trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, cảnh quan môi trường sạch đẹp, đầy đủ hạ tầng giao thông công cộng… để người dân tin tưởng, yên tâm giãn dân.
Cử tri cũng mong muốn thành phố triển khai quyết liệt nhiệm vụ quy hoạch thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2045; cũng như hoàn thành các quy hoạch phân khu nội đô, quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống…
Về công tác sáp nhập tổ dân phố, cử tri đề nghị chính quyền các cấp tạo điều kiện, hướng dẫn cho tổ trưởng tổ dân phố hoạt động; kiện toàn các tổ chức chính trị - xã hội để xây dựng tổ dân phố phát triển toàn diện, vững mạnh; đồng thời, sớm triển khai biện pháp hỗ trợ, động viên, tri ân các đồng chí đã tham gia lâu năm tại tổ dân phố vừa nghỉ công tác. Các cử tri cũng nêu khó khăn là tại các tổ dân phố còn thiếu nhà sinh hoạt cộng đồng.
Trả lời các kiến nghị của cử tri, đối với quy hoạch hai bên sông Hồng, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện có khoảng 900.000 dân đang cư trú ở khu vực bờ sông Hồng với tổng chiều dài trên 4km. Do vướng quy hoạch đê điều, phân lũ nên ở đây, hạ tầng điện đường trường trạm không thể đầu tư, người dân không được xây dựng sửa chữa nhà. Để đảm bảo đời sống người dân, thành phố đã quyết định hộ dân nào có “sổ đỏ” hợp pháp sẽ vẫn được cấp phép xây dựng.
Theo ông Chung, thực lực tài chính của thành phố trong 5 năm tới còn khó khăn, không thể đảm bảo đầu tư làm đê hai bên bờ sông cũng như di dời 900.000 dân ở khu vực này. Vì vậy, thành phố tính toán xây dựng quy hoạch làm đê kết hợp với đường, đảm bảo chống lũ cấp 3, độ bền từ 500-700 năm.
Ông Chung cũng cho biết thành phố sẽ sớm công bố xin ý kiến nhân dân về dự án này. Ngoài ra, thành phố cũng đang tính toán phương án đền bù bằng tiền để người dân có thể tự mua nhà tái định cư trên tinh thần tái định cư phải tốt hơn hoặc ít nhất là bằng chỗ ở cũ.
Liên quan đến vấn đề xử lý rác thải, Chủ tịch TP Hà Nội cho biết, từ tối ngày 14/7, một số người dân đã chặn xe chở rác vào khu xử lý rác Nam Sơn khiến rác ùn ứ rác trong nội thành. Thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng và URENCO thu gom, chuyển rác tạm thời tới bãi rác Cầu Diễn, Xuân Sơn.
Ông Chung cho biết đã chỉ đạo UBND huyện Sóc Sơn gặp gỡ, đối thoại với người dân. Chủ tịch UBND TP nêu rõ, TP đã chuẩn bị xong nhà tái định cư để di dân khỏi vùng ảnh hưởng của khu xử lý rác Nam Sơn. Vướng mắc căn cơ nhất hiện nay là việc xác định nguồn gốc đất để đền bù. Có những giai đoạn thực hiện công tác để phục vụ đền bù thực hiện chưa đúng hướng dẫn đến người dân hiểu lầm bức xúc.
Về giải pháp lâu dài, ông Chung nêu rõ đây là vấn đề đã được đặt ra trong cả nhiệm kỳ qua. Thành phố đã kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư các nhà máy xử lý rác. Năm 2017, thành phố đã khánh thành nhà máy xử lý rác thải độc hại ở khu Nam Sơn (Sóc Sơn) theo công nghệ đốt và phát điện với công suất 75 tấn/ngày. Ở khu Nam Sơn có 3 nhà đầu tư đăng ký dự án án nhà máy đốt rác phát điện, dự kiến trong năm nay, một dự án sẽ hoàn thành với công suất 4.000 tấn/ngày đêm với công nghệ của Bỉ.
"Đến quý I năm 2022, TP cũng sẽ khánh thành một nhà máy đốt rác phát điện công suất 1.500 tấn/ngày đêm. Lúc đó, cơ bản rác thải của thành phố sẽ được xử lý đốt để phát điện", ông Chung cho biết thêm.
Với các nhà đầu tư tham gia vào việc xây dựng nhà máy xử lý rác, ông Chung nêu rõ: "Hà Nội đặt ra những tiêu chí cụ thể là: nhà đầu tư phải có năng lực, đảm bảo tài chính; phải có hệ thống lọc hiện đại, không thải khí độc ra môi trường".
Hoàng Sơn
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- khu xử lý rác Nam Sơn /
- quy hoạch hai bên sông Hồng /
- Chủ tịch UBND TP Hà Nội /
- Nguyễn Đức Chung /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
DNTH: Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ Toàn Cầu (Công ty Toàn Cầu) ngày 18/3/2025 đã có văn bản đề xuất xin phá dỡ công trình “Hàm cá mập” tại số 7 Đinh Tiên Hoàng (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hình thức không...

Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
DNTH: Sáng nay, ngày 4/4/2025 tại Khu du lịch sinh thái Linh Kỳ Mộc, TP. Thanh Hóa, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc...

Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
DNTH: Khi nhắc đến Interlaken (Thụy Sĩ), nhiều người thường nghĩ đến những cảnh quan tuyệt đẹp của dãy Alps và hồ nước trong vắt. Đây là một thị trấn nằm ở khu vực trung tâm của Thụy Sĩ, thuộc bang Bern.

Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
DNTH: Cơ quan khí tượng dự báo, trong giai đoạn giao mùa (tháng 4) dễ xuất hiện dông lốc, mưa đá, nhất là ở khu vực vùng núi và ven biển.

Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
DNTH: Thị trường tã, bỉm cho trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ...

Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa
DNTH: Đối với nhiều em bé, uống sữa là một điều hiển nhiên – một thói quen mỗi sáng trước khi đến lớp, một ly sữa ấm trước giờ đi ngủ. Nhưng với nhiều em nhỏ tại Khánh Hòa, việc uống sữa lại trở thành một điều xa xỉ....
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...