Còn thứ gì Vingroup chưa làm?

15:34 | 11/07/2019

DNTH: Ăn, ở, ngủ nghỉ, vui chơi, đi lại... tất cả đều đã được Tập đoàn Vingroup triển khai, vậy còn thứ gì mà tập đoàn tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam chưa làm?

Đó là câu hỏi có thể dễ nhưng cũng khó trả lời, bởi kinh doanh là không giới hạn và quan trọng nhất là đầu tư nhưng có hiệu quả hay không lại là vấn đề không thể trả lời ngay lúc ban đầu móc hầu bao.

Vừa qua ngay sau khi xuất hiện thông tin về Công ty hàng không Vinpearl Air, nhiều người đã nghĩ ngay đến cái tên Vingroup - Tập đoàn đa ngành do tỷ phú giàu số một Việt Nam đứng đầu có nước cờ táo bạo khi lấn sân vào lĩnh vực hàng không.

con thu gi vingroup chua lam

Trụ sở Tập đoàn Vingroup.

Cùng thời điểm này, Vingroup cũng công bố thông tin về việc ký kết thoả thuận hợp tác với Tập đoàn CAE (Canada) đào tạo phi công, kỹ thuật bay và các nhân sự khác trong lĩnh vực hàng không nhằm cung cấp nguồn lực kỹ thuật cao cho Việt Nam và thế giới.

Như đã nói, không phải ngẫu nhiên mà thông tin về công ty Vinpearl Air cùng xuất hiện với việc Tập đoàn Vingroup hợp tác với công ty nước ngoài đào tạo phi công, điều đó cho thấy tham vọng lấn sân vào mảng hàng không của tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.

con thu gi vingroup chua lam

Vingroup đang triển khai hầu hết các mảng phục vụ nhu cầu của người dân.

Việc Vingroup tấn công vào "miếng bánh" ngành hàng không không khiến nhiều người bất ngờ, bởi những gì mà tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã làm cho thấy được những tham vọng lớn của doanh nghiệp này.

Nói đến Vingroup sẽ không ít người dân Việt Nam và thế giới biết đến, bởi dường như tất cả những sản phẩm mà Vingroup đều xuất phát từ những nhu cầu thiết yếu của người dân từ ăn, ở, ngủ nghỉ, vui chơi, đi lại...

Theo tìm hiểu của phóng viên, tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina. Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom. Đến tháng 1/2012, Công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô hình tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup.

con thu gi vingroup chua lam

Hệ sinh thái của Vingroup.

Tính đến thời điểm hiện tại, hệ sinh thái của Vingroup gồm có 8 lĩnh vực: Bất động sản; du lịch, vui chơi giải trí; bán lẻ; công nghiệp; y tế; giáo dục; nông nghiệp và công nghệ. Những lĩnh vực đều có những thương hiệu riêng như: Vinhomes, Vincom, Vinpearl; Vinmart; Vinpro; Adayroi; Vinfast; Vinsmart; Vinfa; Vinschool; Vineco; Vinmec; Vintech...

Với quy mô hoạt động lớn, Vingroup đang trở thành biểu tượng của doanh nghiệp Việt Nam. Và quả thật, đi đâu trên đất nước Việt Nam này giờ người ta cũng nói đến "Vin" từ nhà ở, siêu thị, xe máy, điện thoại, ôtô, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học... cái gì cũng "Vin".

Minh chứng rõ nhất Vingroup đã ghi dấu nhiều kỷ lục như việc khai trương nhà máy ôtô Vinfast tại Hải Phòng, đưa những chiếc ôtô mang thương hiệu Việt đầu tiên ra thị trường, cho tới nhà máy sản xuất điện thoại tại Hòa Lạc (Hà Nội), lập không gian ảo siêu thị ảo VinMart (Virtual Store), hay lấn sân vào lĩnh vực công nghệ với việc thành lập VinTech, đặc biệt là tham gia vào lĩnh vực hàng không - một sân chơi không dành cho những người có tiền nhưng không có tham vọng và trí lực.

Vậy, đến thời điểm này, còn thứ gì Vingroup chưa làm? tất nhiên là còn nhiều nhưng từng ấy lĩnh vực phần nào đã cho thấy được tham vọng rất lớn của Vingroup mà người đứng đầu là tỷ phú số một Việt Nam Phạm Nhật Vượng.

Theo Văn Huy/TT&PL

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN