Công ty CP Thiết bị y tế SHB Hà Nội: Đảm bảo cung ứng đủ khẩu trang chất lượng cho thị trường nội địa

18:57 | 04/08/2020

DNTH: Ngay sau khi ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng tại TP Đà Nẵng, giá khẩu trang y tế bị đẩy lên theo giờ. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, cho tới nay thị trường khẩu trang không còn khan hiếm, giá cũng dần ổn định trở lại. Đại diện Công ty Cổ phần Thiết bị y tế SHB Hà Nội khẳng định, doanh nghiệp này sẽ luôn đảm bảo nguồn cung ứng đủ cho thị trường nội địa, góp phần giúp người tiêu dùng tránh được hàng giả, hàng kém chất lượng khi dịch vẫn còn diễn biến phức tạp.

Nhập hàng giá cao... người nhập sỉ phải “xả lỗ”

Giá khẩu trang y tế được giữ ổn định sau một thời gian kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, chỉ sau vài giờ từ khi ca bệnh mới được ghi nhận tại TP Đà Nẵng, giá khẩu trang liên tục tăng cao.

Trên mạng xã hội Facebook, giá khẩu trang cũng được đẩy lên với tốc độ chóng mặt. Anh Lê Việt Hưng (Hoàng Mai, Hà Nội), kinh doanh khẩu trang online trên mạng xã hội Facebook cho biết: “Giá được đẩy lên rất cao, nguồn hàng lại không nhiều. Vì vậy, khi xưởng báo có hàng, tôi ngay lập tức phải chốt đơn, đặt cọc chứ chậm vài tiếng thì giá lại khác.”

Nhưng vốn không phải là người có kinh nghiệm kinh doanh, anh Hưng nhanh chóng nhập hàng với giá đầu vào 5,4 triệu đồng/thùng. Chỉ qua ngày hôm sau, giá khẩu trang trên thị trường giảm mạnh còn 3 triệu đồng/thùng. “Tôi xả lỗ trên các trang mạng xã hội, nhưng rất ít người mua. Tiền thì mất, hàng vẫn tồn đấy...” – anh Hưng chia sẻ.

Thậm chí, anh Hưng thông tin thêm, có nhiều người nhập sỉ khẩu trang không có kinh nghiệm, nhập hàng không có đầy đủ giấy tờ, không rõ nguồn gốc xuất xứ nên “tiền mất, tật mang”.

Đảm bảo cung ứng đủ khẩu trang ra thị trường

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại khẩu trang như khẩu trang y tế, khẩu trang vải, khẩu trang N95... Người dân có nhiều sự lựa chọn, tuy nhiên không phải ai cũng biết phân biệt các loại khẩu trang và lựa chọn được loại khẩu trang đảm bảo. Với tình hình dịch diễn biến phức tạp như hiện nay, người dân nên lựa chọn sản phẩm khẩu trang y tế có kháng khuẩn và kháng giọt bắn.

Người tiêu dùng nên lựa chọn khẩu trang có đầy đủ nguồn gốc xuất xứ

Chị Phạm Thị Liên (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, rút kinh nghiệm từ đợt dịch trước, chị không còn phải “hoảng loạn” đi tìm khẩu trang, vì chị cũng không biết phân biệt các dòng khẩu trang trên thị trường. Tuy nhiên, dùng khẩu trang vải cũng chưa khiến chị hoàn toàn yên tâm.

Để giúp người tiêu dùng đỡ “hoang mang” trước thị trường có quá nhiều loại khẩu trang, anh Lưu Quốc Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị y tế SHB Hà Nội chia sẻ: “Khi lựa chọn khẩu trang đảm bảo kháng khuẩn và kháng giọt bắn, người tiêu dùng có thể phân biệt bằng ngoại quan. Khẩu trang thường phải có ít nhất 3 lớp, trong đó có một lớp kháng khuẩn thì mới đảm bảo chống giọt bắn tốt. Người tiêu dùng có thể dùng cách đổ nước lên bề mặt khẩu trang, nếu nước không thấm qua chiếc khẩu trang, tức là chiếc khẩu trang có thể chống giọt bắn. Ngoài ra, khẩu trang cũng cần đáp ứng các tiêu chí như nẹp mũi phải uốn được 30-45 độ, ôm sát mũi, dây đeo có tính co giãn, đàn hồi tốt.”

Các nhà máy sản xuất khẩu trang đủ cung ứng cho thị trường nội địa

Đến thời điểm hiện tại, tình hình sản xuất tại hầu hết các nhà máy đã ổn định trở lại, đảm bảo nguyên vật liệu. Được biết, tại Công ty Cổ phần thiết bị y tế SHB Hà Nội, trước đây chủ yếu tập trung xuất khẩu trang xuất khẩu sang các nước Đức, Mỹ, Nhật và hiện đang cung ứng ổn định cho các thị trường này. Khi dịch đột ngột bùng phát trở lại tại Việt Nam, công ty đã nhanh chóng nhập thêm máy móc, tăng ca sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa. Cho đến nay, nhà máy cơ bản đáp ứng nhu cầu mua hàng với công suất hơn 1000 thùng mỗi ngày.

Mức giá khẩu trang trên thị trường giảm mạnh trong những ngày gần đây, một trong những nguyên nhân chính là do nguồn hàng nhập về không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng gia công kém chất lượng, không có giấy tờ, không đảm bảo tính kháng khuẩn. Với sự vào cuộc của các cơ quan quản lý thị trường và các đơn vị liên ngành, nhiều kho hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đã bị xử lý.

Thị trường khẩu trang nội địa ổn định trở lại, những người nhập sỉ khẩu trang cũng cần lưu ý khi nhập hàng vào thời điểm này. Theo anh Lưu Quốc Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thiết bị y tế SHB Hà Nội, trước hết cần lựa chọn các hãng khẩu trang có uy tín, có thương hiệu trên thị trường. Tránh mua sản phẩm rẻ tiền, không rõ nguồn gốc xuất xứ nhằm “trục lợi”, cần hiểu rõ sản phẩm mình mua có đủ giấy tờ lưu hành, chứng nhận chất lượng hay không. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra sản phẩm thực tế nhận về có đúng như nhà máy cam kết hay không.

Cùng với sự đảm bảo cung ứng đủ khẩu trang ra thị trường, trong thời gian này, các cơ quan chức năng cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, định giá bán bất hợp lý đối với các mặt hàng trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe để phòng, chống dịch; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, không niêm yết giá, bán hàng không đúng giá niêm yết...

PV

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN