Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà: “Đại gia” đóng thuế lớn nhất Thái Bình

09:42 | 06/10/2020

DNTH: Là đơn vị nộp thuế nhiều nhất tỉnh Thái Bình, Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà) hiện đang sở hữu mạng lưới đại lý, cửa hàng phủ khắp cả nước, cùng với đó là các công trình kho xăng dầu với tổng quy mô hàng chục ha.

Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 đã khiến kinh tế thế giới bị khủng hoảng trầm trọng, nhiều doanh nghiệp trong nước có kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm. Một trong những khó khăn mà hầu hết các doanh nghiệp gặp phải là việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, đơn cử như Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà).

Được biết, Hải Hà hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu và vận tải thủy, bộ. Doanh nghiệp này là đơn vị nộp thuế lớn nhất tỉnh Thái Bình vào năm 2019 khi đã đóng góp đến 2.100 tỷ đồng tiền thuế.

Đây cũng là điều dễ hiểu khi nhìn vào kết quả kinh doanh đáng nể của doanh nghiệp này với doanh thu hàng năm lên đến cả chục nghìn tỷ đồng.

Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà: “Đại gia” đóng thuế lớn nhất Thái Bình - ảnh 1

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của Hải Hà lần lượt đạt 10.799,6 tỷ đồng và 10.833,8 tỷ đồng, cùng đó là mức lãi thuần lần lượt đạt 177,23 tỷ đồng và 257,55 tỷ đồng.

Tuy nhiên, năm 2018 và 2019, doanh nghiệp này lại báo lỗ dù tăng trưởng mạnh về doanh thu. Cụ thể, năm 2019, doanh thu thuần của Hải Hà đạt 15.806,9 tỷ đồng, tăng 4,5% so với năm 2018; lỗ thuần ở mức 223,7 tỷ đồng, trong khi năm 2018 lỗ thuần 268 tỷ đồng.

Về cơ cấu nguồn vốn, trong 4 năm trở lại đây, vốn chủ sở hữu của Hải Hà luôn trong tình trạng âm. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Hải Hà đạt 8.264,13 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức âm 693,4 tỷ đồng.

Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà: “Đại gia” đóng thuế lớn nhất Thái Bình - ảnh 2

Doanh thu hơn chục nghìn tỷ đồng mỗi năm của Hải Hà thực sự rất đáng nể, chỉ chịu thua kém những đại gia đang hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu có vốn Nhà nước như Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil - Mã CK: OIL), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Mã CK: PLX). 

Năm ngoái, doanh thu thuần của Hải Hà cũng vượt qua những cái tên đình đám khác như CTCP Hóa dầu Quân đội (Mipec) hay CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (Mã CK: PSH). 

Nhưng cũng cần lưu ý rằng, nguồn thu của các doanh nghiệp kể trên cũng có đôi chút khác biệt, không chỉ hoạt động riêng trong lĩnh vực xăng dầu. Như tại PLX, tập đoàn này còn hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác như bảo hiểm, xây lắp, hay tại Mipec, doanh nghiệp này cũng hoạt động kinh doanh thêm cả mảng bất động sản.

Mạng lưới kinh doanh xăng dầu của Hải Hà

Theo tìm hiểu của VietTimes, Hải Hà được thành lập vào tháng 9/2003, trụ sở chính đặt tại số nhà 132, tổ dân phố số 6, thị trấn Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình.

Tính đến ngày 26/6/2020, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 356 tỷ đồng, gồm 5 cổ đông góp vốn là ông Tô Văn Thọ (nắm giữ 24,62% VĐL), ông Lê Phi Quang (nắm giữ 8,64% VĐL), bà Trần Tuyết Mai (nắm giữ 36,895% VĐL), bà Trần Thị Thu Hằng (nắm giữ 17,463% VĐL) và ông Trần Văn Chính (nắm giữ 12,382% VĐL).

Chủ tịch hội đồng thành viên là ông Tô Văn Thọ (SN 1959), Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật do bà Trần Tuyết Mai (SN 1961) - vợ ông Thọ - đảm nhiệm.

Bên cạnh đó, bà Trần Tuyết Mai còn là người đại diện theo pháp luật cho Công ty TNHH Xăng dầu Hải Hà Thái Bình (Xăng dầu Hải Hà) – công ty thành viên của Hải Hà. Công ty này được thành lập vào tháng 9/2017, có vốn điều lệ ban đầu 18 tỷ đồng, trong đó Hải Hà sở hữu 52% vốn. Phần vốn còn lại do bà Trần Tuyết Mai nắm giữ.

Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà: “Đại gia” đóng thuế lớn nhất Thái Bình - ảnh 3

Từ khi thành lập đến nay, Xăng dầu Hải Hà có kết quả kinh doanh chưa thực sự tốt, dù doanh thu đạt cả nghìn tỷ đồng mỗi năm nhưng mức lãi thuần chỉ vỏn vẹn khoảng 100 triệu đồng, thậm chí còn báo lỗ.

Năm 2019, doanh thu thuần của công ty này đạt đạt 692,77 tỷ đồng, giảm khoảng 2.000 tỷ đồng so với năm 2019; lợi nhuận thuần ở mức âm 2,28 tỷ đồng, trong khi năm 2018 báo lãi 92 triệu đồng.

Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Xăng dầu Hải Hà đạt 297 tỷ đồng, giảm 26,6% so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu giảm nhẹ từ 18,19 tỷ đồng xuống con 15,91 tỷ đồng.

Kho xăng dầu Hải Hà tại Thái Thượng, Thái Thụy, Thái Bình (Nguồn: Internet)

Kho xăng dầu Hải Hà tại Thái Thượng, Thái Thụy, Thái Bình (Nguồn: Internet)

Hiện nay, Hải Hà đang sở hữu mạng lưới đại lý, cửa hàng phủ khắp cả nước, mang lại hiệu quả ngày càng cao trong sản xuất kinh doanh, góp phần bình ổn giá xăng dầu và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Đặc biệt, doanh nghiệp này còn sở hữu Kho xăng dầu Hải Hà tại Thái Thượng, Thái Thụy, Thái Bình có tổng diện tích hơn 66.600 m2, gồm 11 bồn chứa với tổng sức chứa hơn 75.900 m3.

Bên cạnh đó, tháng 6/2019, Hải Hà đã khởi công công trình xây dựng kho cảng xăng dầu Hải Hà - Quảng Trị với quy mô gần 32.000 m2, tổng mức đầu tư gần 270 tỷ đồng. Công trình này dự kiến đầu tư xây dựng hệ thống đường ống, kho bồn bể chứa xăng dầu có tổng sức chứa 30.200 m3 và đầu tư xây dựng cầu cảng xuất nhập xăng dầu tiếp nhận tàu có trọng tải 5.000 DWT.

Ngoài ra, tháng 3/2020, Hải Hà cũng đầu tư nghiên cứu quy hoạch dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng vui chơi giải trí, khu cảng dịch vụ cảng, khu công nghiệp xã Thái Thượng có quy mô diện tích 993ha.

Một dữ liệu khác của VietTimes cho biết, ngày 19/5 vừa qua, Hải Hà đã hoàn tất việc mua 9,9 triệu cổ phiếu PBC của CTCP Dược phẩm trung ương I – Pharbaco, qua đó chính thức trở thành cổ đông lớn của Pharbaco với tỷ lệ sở hữu 24,75% vốn điều lệ./.

Theo Viettimes

https://viettimes.vn/cong-ty-van-tai-thuy-bo-hai-ha-dai-gia-dong-thue-lon-nhat-thai-binh-494723.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN