"Đế chế" ít biết của em trai đại gia Tuấn 'Thành Công'

10:33 | 08/12/2020

DNTH: “Đế chế” do ông Nguyễn Toàn Thắng gây dựng có công thức phát triển khá tương đồng với “đế chế” Thành Công Group của người anh Nguyễn Anh Tuấn. Song, nó vẫn còn thua xa về hiệu quả kinh doanh cũng như danh tiếng.

Ông Nguyễn Toàn Thắng - em trai ông Nguyễn Anh Tuấn (Chủ tịch Thành Công Group) - là Chủ tịch Công ty TNHH Phát triển Xây dựng và Thương mại (DCC)
Ông Nguyễn Toàn Thắng - em trai ông Nguyễn Anh Tuấn (Chủ tịch Thành Công Group) - là Chủ tịch Công ty TNHH Phát triển Xây dựng và Thương mại (DCC)

Nhà phân phối xe Nissan tại Việt Nam

Cuối tháng 9/2020, Nissan Nhật Bản thông báo sẽ kết thúc hợp tác với Tan Chong (Malaysia) liên quan tới việc phân phối dòng xe này tại thị trường Việt Nam. Kể từ 1/10/2020, dòng xe đến từ Nhật Bản sẽ được phân phối bởi Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Ô tô Việt Nam (VAD).

Đối tác mới của Nissan tại Việt Nam đã gây nhiều bất ngờ cho giới chuyên môn. Bởi lẽ, VAD mới chỉ được thành lập trước đó chưa đầy 2 tháng (cụ thể là ngày 28/8/2020) và vẫn còn là một cái tên vô danh trên thị trường ô tô trong nước.

Theo dữ liệu của VietTimes, VAD được sáng lập bởi 2 cổ đông cá nhân, bao gồm: ông Nguyễn Toàn Thắng (góp 262,5 tỉ đồng, tỉ lệ sở hữu 75% vốn điều lệ) và ông Đào Phong Trúc Đại (góp 87,5 tỉ đồng, tỉ lệ sở hữu 25% vốn điều lệ).

Cả hai cổ đông này đều là thành viên HĐQT của CTCP Đầu tư PV-Inconess – như VietTimes từng phân tích, là công ty thuộc sở hữu của nhóm Thành Công Group.

Đáng chú ý, ông Nguyễn Toàn Thắng (SN 1978) chính là em trai của ông Nguyễn Anh Tuấn (SN 1974) – Chủ tịch Thành Công Group. Bản thân ông Thắng khi vào HĐQT của PV-Inconess cũng đang nắm giữ 28 triệu cổ phần của CTCP Tập đoàn Thành Công.

Mà Thành Công Group vốn đang phân phối xe Huyndai thông qua TC Motor. Do đó, thị trường không khỏi xôn xao, đồn đoán về một kịch bản Thành Công Group có liên quan tới việc phân phối xe Nissan. Tuy nhiên, phía tập đoàn này đã lên tiếng phủ nhận.

Dù vậy, những mối liên hệ đặc biệt giữa giới chủ Thành Công Group và VAD vẫn làm dấy lên những hồ nghi về xung đột lợi ích giữa 2 nhà phân phối xe Huyndai và Nissan tại thị trường Việt Nam.

“Phiên bản” khác của Thành Công Group?

“Phiên bản” mà VietTimes đề cập chính là “đế chế” do ông Nguyễn Toàn Thắng gây dựng. “Đế chế” ấy tương đối tách biệt với Thành Công Group của người anh Nguyễn Anh Tuấn, ít nhất là trên giấy tờ.

Đó là Công ty TNHH Phát triển Xây dựng và Thương mại (DCC) - nơi ông Nguyễn Toàn Thắng là Chủ tịch HĐTV kiêm người đại diện theo pháp luật.

Công ty này được thành lập từ tháng 3/2001, đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội. Theo thay đổi đăng ký kinh doanh gần nhất (tháng 7/2018), DCC có quy mô vốn điều lệ 36 tỉ đồng, do vợ chồng ông Nguyễn Toàn Thắng – bà Nguyễn Hồng Hạnh sở hữu 100% vốn điều lệ.

Những năm đầu phát triển, DCC chuyên kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu các loại thiết bị cho ô tô tải ben, ô tô tải thùng, ô tô đầu kéo,…

Đến tháng 1/2010, DCC trở thành nhà phân phối độc quyền các sản phẩm máy xúc, bánh lốp, bánh xích, xúc lật của Doosan (Hàn Quốc). Cũng trong năm đó, công ty này ẵm luôn giải thưởng nhà phân phối tăng trưởng tốt nhất của Doosan AP/E.

Tới năm 2013, DCC trở thành nhà phân phối độc quyền phụ tùng chính hãng cho Doosan, mở rộng phân phối các thiết bị xây dựng như máy xúc đào, bánh lốp, bánh xích, xúc lật … của Hàn Quốc tại Việt Nam

Bên cạnh đó, DCC còn là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm máy xây dựng (máy lu, đầm cóc, máy trải thảm) của Ammann (Thuỵ Sĩ). Ngoài ra, vào năm 2011, DCC còn trúng gói thầu cung cấp 24 máy xúc DX140W cho lực lượng công binh.

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, trong 4 năm gần đây, DCC có biên lợi nhuận rất mỏng, dù ghi nhận hàng trăm tỉ đồng doanh thu mỗi năm.

"Đế chế" ít biết của em trai đại gia Tuấn 'Thành Công' ảnh 1

Đỉnh điểm là năm 2018, DCC ghi nhận doanh thu đạt 449,77 tỉ đồng song chỉ báo lãi vỏn vẹn 0,564 tỉ đồng, biên lợi nhuận chỉ nhỉnh hơn 0,1%. Tới năm 2019, doanh thu của DCC đạt 353,96 tỉ đồng nhưng công ty này cũng chỉ báo lãi hơn nửa tỉ đồng.

Biên lợi nhuận mỏng từ hoạt động kinh doanh khiến cho quy vốn chủ sở hữu của DCC trong giai đoạn 2016 – 2019 không có nhiều biến chuyển đáng chú ý. Tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu luôn duy trì ở mức cao, trên 7 lần. Tính đến ngày 31/12/2019, quy mô tổng tài sản của DCC đạt 285,1 tỉ đồng, cao gấp 7,7 lần so với quy mô vốn chủ sở hữu.

HVS Việt Nam

Thương vụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của ông Nguyễn Toàn Thắng, dù không đình đám như “cuộc chơi” của người anh tại Eximbank, song cũng rất đáng chú ý.

Gần nhất, ngày 4/12/2020, ông Nguyễn Toàn Thắng, bà Lê Hồng Anh và ông Nguyễn Đình Đại đã được UBCKNN chấp thuận việc giao dịch chuyển nhượng cổ phần chiếm 100% vốn điều lệ của CTCP Chứng khoán HVS Việt Nam (HVS Việt Nam).

Trong đó, bà Lê Hồng Anh (SN 1975) – phu nhân của ông Nguyễn Anh Tuấn - sẽ nhận chuyển nhượng 2,45 triệu cổ phần, tương đương 49% vốn điều lệ của HVS Việt Nam. Còn các ông Nguyễn Toàn Thắng và Nguyễn Đình Đại sẽ nhận chuyển nhượng lần lượt 28,72% và 22,28% vốn điều lệ.

Ông Nguyễn Đình Đại là anh ruột của ông Nguyễn Đình Nghĩa – Kế toán trưởng của CTCP Điện Bắc Nà (EBA)./.

Theo Viettimes

https://viettimes.vn/de-che-it-biet-cua-em-trai-dai-gia-tuan-thanh-cong-post141001.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN