Điểm danh sự hỗ trợ của các “ông lớn” trong mùa dịch

09:38 | 17/04/2020

DNTH: Trong cuộc chiến chống COVID-19 có rất nhiều tổ chức, cá nhân có cống hiến, đóng góp cho phong trào chung. Riêng các doanh nghiệp, mặc dầu đại dịch là nguyên nhân của cơn bĩ cực mà họ đang và sẽ phải gồng mình chống đỡ, vượt qua. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn đồng hành hỗ trợ chính phủ để đẩy lùi dịch bệnh với trách nhiệm và khả năng cao nhất.

Xem thông tin trên báo chí và mạng xã hội cũng thấy ấm lòng, cảm kích với nhiều nghĩa cử của các doanh nhân. Ngoài việc ủng hộ tiền của, có doanh nhân tìm cách để đột phá đáp ứng nhu cầu trọng yếu của cuộc chiến trên phạm vi toàn cầu. Có doanh nhân tạo mọi thuận lợi để ban chỉ đạo thu xếp tổ chức các khu cách ly, chuẩn bị và thi công bệnh viện dã chiến. Có những doanh nhân chuyên sản xuất đồ uống có sáng kiến chế tạo các công thức đảm bảo nâng cao kháng thể. Có doanh nhân ủng hộ tiền, cung cấp, tài trợ các sản phẩm của doanh nghiệp chuyển đến tận tâm dịch không chỉ ở trong nước mà còn trợ giúp nước ngoài chống dịch…Còn có những doanh nhân trăn trở viết ra những ca khúc xúc động lòng người để kịp thời động viên người lao động vượt khó.
Trong rất nhiều hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân, ấn tượng nhất vẫn là các tập đoàn kinh tế tư nhân. Quá trình phát triển, lớn lên của họ không được thuận lợi như các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng khi chính phủ và nhân dân gặp khó khăn, hoạn nạn thì họ lại là người xung trận vào những nơi hiểm yếu.
Những tập đoàn công ty tư nhân danh tiếng lâu nay, giờ họ vẫn đi tiên phong trong góp công, góp của chống dịch, như Vingroup, Mường Thanh, Đèo Cả, FPT, Tân Hiệp Phát, Vinanmik, TH…

VINGROUP LUÔN ĐẦU BẢNG

Doanh nhân Phạm Nhật Vượng Chủ tịch tập đoàn Vingroup thì không cần phải nói nữa. Câu chuyện sản xuất máy thở để cung cấp cho tâm dịch trên khắp toàn cầu, câu chuyện thuê các chuyến máy bay để chở đồng bào ta ở nước ngoài về nước và tiến hành tài trợ nhiều dự án hỗ trợ nhiều thiết bị y tế cho nghành Y trong mùa dịch… Ông đã trở thành người Việt Nam duy nhất trong “bảng vàng” chống dịch của Forbes.

Ông Phạm Nhật Vượng Chủ tịch tập đoàn Vingroup

Điều cần nói ở đây chính là một số các “ông lớn” khác đã kể trên.
Hồ Minh Hoàng Chủ tịch Đèo Cả, Lê Thanh Thản Chủ tịch Mường Thanh, Trương Gia Bình Chủ tịch FPT…không ai bảo ai, mặc dù doanh nghiệp của họ đang phải đối mặt với sự khủng hoảng nghiêm trọng, nhưng họ có một quan điểm chung, quyết tâm chung trong mùa dịch, hàng chục ngàn lao động họ đang sử dụng, không ai bị thất nghiệp, nghỉ việc, tất cả đều có thu nhập. Việc người lao động không có việc vẫn có lương, đây là vấn đề rất quan trọng giúp nhiều nghành kinh tế, cung cấp dịch vụ thiết yếu cho người dân ổn định doanh thu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt gánh nặng khó khăn cho Chính phủ. Vì thế có nhiều doanh nghiệp không ủng hộ đóng góp vào quỹ chống COVID của cộng đồng, nhưng họ vẫn lập được chiến công xuất sắc trong phòng chống dịch.

ĐÈO CẢ LUÔN KHÁC BỊÊT

Người lao động của tập đoàn Đèo Cả, cùng fan hâm mộ, yêu những cung đường huyền thoại do tập đoàn này tạo ra, mấy hôm nay đang rất phấn khích sau khi nghe và cảm nhận ca khúc “vượt bão Cô ro na” do chính ông chủ cao nhất của tập đoàn sáng tác lời. Trong lúc doanh thu của tập đoàn quý I/2020 chỉ thu được một lượng rất nhỏ vì “cả nước đứng yên” và câu chuyện giải ngân dự án trọng điểm Quốc gia: Trung Lương-Mỹ Thuận để đẩy nhanh tiến độ về đích theo kế hoạch đang gặp nhiều trở ngại, thì Hồ Minh Hoàng cùng các cộng sự của ông vẫn thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng chính phủ và tin yêu những người lao động đang hết lòng theo ông mang theo những khát vọng chinh phục thiên nhiên, góp phần tạo ra những giá trị mới, giá trị kích hoạt nền kinh tế đất nước…

Ông Hồ Minh Hoàng-Chủ tịch tập đoàn Đèo Cả

Sự cam kết của Hồ Mình Hoàng: không giảm lương, chậm lương trong thời gian “giãn cách xã hội” cùng ca khúc “vượt bão Corona” đầy cảm xúc và cũng là nghị lực phi thường được bật ra từ trong cơn bĩ cực cho thấy quyết tâm rất lớn của tập đoàn kinh tế này để họ đứng vững và chia sẽ khó khăn cùng toàn dân chống dịch.

MƯỜNG THANH ĐẦY TÍNH NHÂN VĂN

Trong rất nhiều nghĩa cử cao đẹp chia sẻ khó khăn chung của các doanh nghiệp trong mùa dịch thì tập đoàn Mường Thanh, cũng là một địa chỉ gây nhiều cảm xúc cho công chúng.
Trong lúc Mường Thanh cũng đang là “họa vô đơn chí”. Đại dịch đến không đúng lúc với họ. Khó khăn đình trệ sản xuất do sự cố pháp lý hồi tháng 7/2019 chưa đi đến hồi kết. Và mới đây Mường Thanh bị thiệt hại nặng nề do công viên nước Thanh Hà bị cưỡng chế.
Và trong đầu mùa dịch Mường Thanh cũng không thấy xuất hiện trong sự kiện:Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các tập đoàn kinh tế tư nhân nhằm huy động hiến kế, chủ động, sáng tạo và đóng góp của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển đất nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lây lan trên toàn cầu. Sự kiện quan trọng này diễn ra ngày 12/03/2020. Thì, trước đó một ngày, ngày 11/3/2020 tập đoàn Mường Thanh họp để bàn giải pháp chống dịch vượt qua khó khăn, báo chí đã dẫn câu nói đầy tình người của ông chủ Lê Thanh Thản. Mặc dầu vậy, Mường Thanh vẫn thể hiện đầy trách nhiệm với đất nước:
Như báo Tầm nhìn đã dẫn câu nói của ông Lê Thanh Thản, khi hệ thống 60 khách sạn của tập đoàn phải đóng cửa: “ No đói có nhau. Không nhân viên nào phải nghĩ việc vì COVID- 19 cả “ “câu nói thật nhẹ, nhưng rất nặng, nặng là ở chỗ tấm lòng…” Đúng vậy, tập đoàn Mường Thanh không chỉ có hệ thống khách sạn, mà còn có nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ khác quản lý với 30 ngàn lao động và có hơn chục ngàn lao động là các đối tác làm việc cho Mường Thanh. Trong khi các dự án mới bất động sản của tập đoàn đang gặp rất nhiều vướng mắc, nhiêu khê về thủ tục pháp lý. Việc đảm bảo cho hàng chục ngàn lao động trong mùa dịch là bài toán rất khó. Dẫu có thể thu nhập của mỗi người bị giảm nhiều so với trước, hoặc cũng có thể phải nợ lương người lao động nhưng câu nói rất tình người ở trên, là sự thương cảm người lao động thu nhập thấp mà lâu nay đại gia điếu cày này vẫn thương xuyên thể hiện.

Ông Lê Thanh Thản Chủ tịch tập đoàn Mường Thanh

Sự nhân văn của Mường Thanh đã trở thành nét đẹp truyền thống. Ngay khi dịch COVID-19 mới bùng phát ở Vũ Hán. Lúc đó, có một đoàn khách Trung Quốc 60 người nhập cảnh vào Việt Nam. Đến Đà Nẵng đã tối muộn. Các khách sạn từ chối nhận khách Trung Quốc. Nhưng Mường Thanh vẫn nhận, hướng dẫn tận tình cho khách thực hiện các khuyến cáo chống dịch từ Vũ Hán.
Tập đoàn Mường Thanh đã thu xếp bố trí, lo chỗ ăn nghỉ sinh hoạt miễn phí cho 250 bác sỹ, nhân viên y tế của ổ dịch bệnh viện Bạch Mai. Nhiều bác sỹ có cảm nhận được trách nhiệm và tình cảm mà tập đoàn Mường Thanh dành cho họ. Trần Thị Hoa – Điều dưỡng viên Khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai nói: Khách sạn Mường Thanh Xa La phục vụ rất tốt, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, cần gì gọi có ngay. Nghỉ ở đây bác sỹ rất thoải mái trong không gian thoáng rộng…Nhân viên khách sạn ở đây còn cho biết: chúng tôi còn phục vụ miễn phí xông tắm hơi khi bác sỹ, nhân viên y tế có nhu cầu.

Mấy dòng cảm tưởng của bác sỹ Văn Giáp

Để cứu trợ những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh, trong mùa dịch không nơi nương tựa, Tập đoàn Mường Thanh đã nhanh chóng vận chuyển 100 tấn gạo từ Điện Biên về Hà Nội bàn giao cho Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.
Trong bối cảnh về sự tình “họa vô đơn chí” Mường Thanh đã có tấm lòng vàng như nói ở trên, những người cầm bút dù cần phải cân nhắc khi ca ngợi doanh nghiệp thì không thể không nói sâu về những nghĩa cử của họ đối với cộng đồng trong lúc này.

*Ghi chú: Bài sẽ được cập nhật tiếp các doanh nghiệp khác. Phóng viên nắm được đến đâu viết đến đó. Mong các doanh nghiệp có nhiều đóng góp nhưng chưa được phản ánh thông cảm, chia sẻ.

Nguyễn Hoà Văn

Theo DNTĐ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN