Điểm tên 8 dự án BOT giao thông cần kinh phí giải quyết vướng mắc
09:18 | 10/10/2023
DNTH: Hiện có 5 dự án BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao) giao thông dự kiến chấm dứt hợp đồng BOT trước thời hạn và 3 dự án dự kiến sửa đổi hợp đồng, bổ sung vốn Nhà nước đang vướng mắc, cần khoảng hơn 10.300 tỷ đồng để giải quyết.
Cụ thể, báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), 5 dự án BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao) giao thông dự kiến chấm dứt hợp đồng BOT trước thời hạn gồm: dự án tuyến tránh phía Tây TP. Thanh Hóa (bất cập trạm Bỉm Sơn); dự án xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi (không thể thu phí tại các cảng đường sông do điều chỉnh quy hoạch); dự án xây dựng đường Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo nâng cấp Quốc lộ (QL)3 (xử lý bất cập trạm QL3 để bảo đảm an ninh trật tự); dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên (sụt giảm doanh thu do đầu tư tuyến tránh thị xã Buôn Hồ); dự án cải tạo QL91 thành phố Cần Thơ (sụt giảm doanh thu do đầu tư cầu Vàm Cống và tuyến đường vành đai phía Tây thành phố Cần Thơ, đường tỉnh 922).

Có 3 dự án dự kiến sửa đổi hợp đồng, bổ sung vốn Nhà nước gồm: dự án BOT cầu Ba Vì - Việt Trì (kết nối thành phố Hà Nội và thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ); dự án BOT cầu Thái Hà (kết nối Hà Nam - Thái Bình); dự án BOT hầm Đèo Cả (thay thế quyền thu phí trên cao tốc La Sơn - Túy Loan).
Trước thực tế trên, Bộ GTVT đề xuất hai giải pháp cơ bản xử lý gồm: bố trí vốn Nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư, ngân hàng tín dụng và chấm dứt hợp đồng trước hạn đối với 5/8 dự án; sửa đổi hợp đồng, bổ sung vốn Nhà nước đối với 3/8 dự án. Dự kiến, tổng mức vốn Nhà nước để xử lý vướng mắc tại 8 dự án BOT khoảng hơn 10.300 tỷ đồng.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải quyết các bất cập, Bộ GTVT đã chủ trì, lấy ý kiến các bộ, ngành và đã có báo cáo gửi Thủ tướng, Phó Thủ tướng về tiếp thu, giải trình ý kiến các bộ, ngành về giải pháp xử lý khó khăn, bất cập các dự án BOT giao thông. Bộ GTVT cũng đang nghiên cứu, đánh giá tổng thể những tác động đối với các dự án BOT khi đưa các tuyến cao tốc vào khai thác sử dụng, làm cơ sở để xây dựng, đề xuất giải pháp phù hợp.

Thời gian qua, mặc dù Bộ GTVT đã nỗ lực triển khai thực hiện, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về xây dựng giải pháp xử lý khó khăn, bất cập dự án BOT giao thông và đã đạt được các kết quả nhất định, nhưng chưa bảo đảm tiến độ theo yêu cầu của Quốc hội.
Nguyên nhân là do các dự án triển khai chủ yếu trong giai đoạn 2012 - 2015, thời điểm hệ thống pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP còn hạn chế, bất cập; quá trình rà soát, xác định trách nhiệm của từng dự án cần cẩn trọng.
Đến nay, sau đàm phán, một số nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thống nhất về giải pháp xử lý, một số nhà đầu tư ban đầu đã thống nhất bổ sung vốn Nhà nước tham gia không quá 49% tổng mức đầu tư để tiếp tục thực hiện hợp đồng, một số nhà đầu tư sẵn sàng chia sẻ 50% tỷ suất lợi nhuận. Còn các ngân hàng tín dụng chỉ cam kết theo hướng sẽ chia sẻ với Nhà nước, nhà đầu tư...
Hiện nay, Bộ GTVT đã tiếp thu, có báo cáo giải trình gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét thông qua, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, trên cơ sở đó Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định giải pháp xử lý theo đúng thẩm quyền.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- thiếu kinh phí /
- BOT giao thông /
- dự án BOT giao thông /
- đầu tư theo phương thức PPP /
- vốn nhà nước /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
DNTH: Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ Toàn Cầu (Công ty Toàn Cầu) ngày 18/3/2025 đã có văn bản đề xuất xin phá dỡ công trình “Hàm cá mập” tại số 7 Đinh Tiên Hoàng (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hình thức không...

Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
DNTH: Sáng nay, ngày 4/4/2025 tại Khu du lịch sinh thái Linh Kỳ Mộc, TP. Thanh Hóa, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc...

Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
DNTH: Khi nhắc đến Interlaken (Thụy Sĩ), nhiều người thường nghĩ đến những cảnh quan tuyệt đẹp của dãy Alps và hồ nước trong vắt. Đây là một thị trấn nằm ở khu vực trung tâm của Thụy Sĩ, thuộc bang Bern.

Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
DNTH: Cơ quan khí tượng dự báo, trong giai đoạn giao mùa (tháng 4) dễ xuất hiện dông lốc, mưa đá, nhất là ở khu vực vùng núi và ven biển.

Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
DNTH: Thị trường tã, bỉm cho trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ...

Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa
DNTH: Đối với nhiều em bé, uống sữa là một điều hiển nhiên – một thói quen mỗi sáng trước khi đến lớp, một ly sữa ấm trước giờ đi ngủ. Nhưng với nhiều em nhỏ tại Khánh Hòa, việc uống sữa lại trở thành một điều xa xỉ....
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...