Doanh nghiệp có giao dịch liên kết quyết toán thuế thu nhập thế nào?

10:09 | 11/03/2021

DNTH: Nhiều doanh nghiệp có giao dịch liên kết gặp vướng mắc về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã được Cục Thuế TP.HCM kịp thời giải đáp trong mùa quyết toán thuế năm 2020.

Doanh nghiệp có giao dịch liên kết quyết toán thuế thu nhập thế nào?

Cục Thuế TP.HCM cho biết, căn cứ Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết theo Khoản 1, Điều 5, doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm khoản này.

Một doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực logistics cho biết, công ty có công ty mẹ ở nước ngoài nắm giữ 49% vốn của công ty tại Việt Nam, trong quá trình hoạt động, các công ty trong tập đoàn có kinh doanh mua bán dịch vụ với nhau. Cụ thể, các công ty trong tập đoàn có quan hệ điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác được xem là có quan hệ liên kết. Như vậy, giao dịch giữa công ty và các công ty trong tập đoàn có quan hệ liên kết được xem là giao dịch liên kết. Và việc thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132 và nộp cùng tờ khai quyết toán thuế TNDN.

Tương tự, giải đáp vướng mắc của một số doanh nghiệp khác về chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, đại diện Cục Thuế TP.HCM cho biết, căn cứ Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.

Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại Điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.

Đồng thời, theo Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế TNDN tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế TNDN trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp chỉ kê khai căn cứ miễn trừ tại Mục I và Mục II tại Phụ lục I, được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại Mục III và Mục IV Phụ lục I, được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định 132. Trường hợp này, nếu có phát sinh chi phí lãi vay, doanh nghiệp xác định tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định tại Khoản 3 Điều 16, khoản 3 Điều 19 Nghị định 132.

Ngoài ra, xung quanh những vướng mắc liên quan đến quyết toán thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, Cục Thuế TP.HCM cũng đã lưu ý doanh nghiệp một số trường hợp như: doanh nghiệp đầu tư liên kết vào các công ty đối tác có chi trả khoản lợi nhuận sau thuế từ năm 2019 trở về trước, doanh nghiệp ghi nhận vào thu nhập miễn thuế TNDN theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 6 Thông tư số 96/2015/TT-BTC).

Hoặc trường hợp công ty có phát sinh giao dịch liên kết, công ty mẹ tối cao ở nước ngoài nhưng nước đó chưa có trao đổi thông tin tự động với cơ quan thuế ở Việt Nam, báo cáo liên lợi nhuận quốc gia được lập và lưu giữ tại công ty con ở Việt Nam và nộp cho cơ quan thuế khi nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan thuế ở Việt Nam. Báo cáo liên lợi nhuận quốc gia thực hiện theo mẫu quy định ở Phụ Lục 04 của Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN