Doanh nghiệp thủy sản buộc phải thay đổi để tồn tại

16:19 | 16/05/2020

DNTH: Do ảnh hưởng của dịch nên xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản sẽ có những thay đổi. Các thị trường sẽ tăng cường nhập khẩu thủy sản đông lạnh, tiện dụng, dễ chế biến tại nhà cao hơn so với sử dụng thủy sản tươi sống.

Theo Bộ NN&PTNT, dịch Covid-19 có tác động mạnh mẽ đến ngành thủy sản, tuy nhiên hoạt động sản xuất khai thác hải sản của ngư dân nhìn chung chưa bị ảnh hưởng nặng do giá dầu giảm. 

Thế nhưng, nhiều loại hải sản bị giảm giá và lượng tiêu thụ so với trước khi có dịch nên hiệu quả sản xuất của ngư dân bị giảm đáng kể. Những tàu cá khai thác sản lượng thấp, hoặc sản phẩm đánh bắt tiêu thụ chậm do khó xuất khẩu hoặc chất lượng thấp sẽ bị lỗ.
 

Từ tháng 5/2020, nước ta đã cơ bản đẩy lùi được Covid-19, Chính phủ đã cho phép xuất nhập khẩu trở lại. Đồng thời Chính phủ cũng đã cho phép mở lại các cửa khẩu, lối mở để thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa.
 



Do ảnh hưởng của dịch thị trường ưu chuộng nhập khẩu đông lạnh cao hơn so với sử dụng thủy sản tươi sống


Theo dự báo, xuất khẩu thủy sản trong quý II sẽ chưa thể hồi phục vì một số thị trường vẫn bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19, nhất là thị trường EU. Xuất khẩu sang Trung Quốc cũng chưa thể hồi phục được như trước thời điểm có dịch. Các nước ở tâm điểm dịch có thể sẽ nới lỏng phong tỏa, nhưng việc giao dịch chưa thể thông suốt và hồi phục ngay.

Bộ NN&PTNT đánh giá, do ảnh hưởng của dịch nên xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản sẽ có những thay đổi. Các thị trường sẽ tăng cường nhập khẩu thủy sản đông lạnh, tiện dụng, dễ chế biến tại nhà cao hơn so với sử dụng thủy sản tươi sống. Sản phẩm thủy sản đóng hộp, chế biến sẵn cũng sẽ được ưa chuộng.
 

Để thúc đẩy phát triển ngành thủy sản, thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã khuyến cáo các cơ sở tập trung đẩy mạnh chế biến hải sản (đóng hộp, làm nước mắm, sản phẩm khô, chả cá...). Các doanh nghiệp tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản chế biến sẵn bảo quản đông lạnh, thủy sản đóng hộp và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường.
 

Về lâu dài, Bộ NN&PTNT đang tích cực xây dựng trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Đồng thời, triển khai Đề án nâng cao giá trị sản phẩm hải sản khai thác và các giải pháp đồng bộ khác để đảm bảo ngành khai thác thủy sản tiếp tục duy trì ổn định, phát triển bền vững.
 

Để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp ngư dân tiêu thụ sản phẩm đánh bắt trong thời gian này, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản, nhất là thúc đẩy tiêu thụ nội địa tại các chuỗi siêu thị, bán lẻ, bán hàng trực tuyến.
 



Đẩy mạnh việc chế biến và đóng hộp thực phẩm

Bên cạnh đó, Bộ LĐ,TB&XH phối hợp nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung đối tượng là chủ tàu và ngư dân đăng ký tạm dừng khai thác hoặc bị ảnh hưởng, do không đi khai thác trong thời gian dịch Covid-19 được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 15/2020/QĐTTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản quý 1/2020 đạt trên 1,61 tỷ USD, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó riêng tháng 3/2020 đạt 628,99 triệu USD, tăng 25,5% so với tháng 2/2020 nhưng giảm 8% so với tháng 3/2019.
 

Trong quý 1/2020 xuất khẩu thủy sản sang đa số các thị trường bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, trong đó giảm mạnh ở các thị trường như: Sri Lanka giảm 61%, đạt 0,7 triệu USD; Iraq giảm 58,2%, đạt 1,08 triệu USD; Senegal giảm 58,1%, đạt 0,19 triệu USD; Mexico giảm 54,5%, đạt 18,6 triệu USD.
 

Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản lại tăng mạnh ở một vài thị trường như: Campuchia tăng 220,4%, đạt 17,87 triệu USD; Ukraine tăng 66,7%, đạt 7,36 triệu USD; Indonesia tăng 202,4%, đạt 0,8 triệu USD; Peru tăng 55,7 %, đạt 3,32 triệu USD.

Minh Kiệt

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN