Doanh nghiệp Việt Nam lưu ý về chính sách cạnh tranh trong Hiệp định CPTPP

16:45 | 19/06/2020

DNTH: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là hiệp định mang tính toàn diện, bao trùm các nguyên tắc về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và nhiều chủ đề khác. Để chủ động trong môi trường hội nhập quốc tế, đặc biệt là khi thực thi cam kết CPTPP, liên quan đến chính sách cạnh tranh, các Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý một số điều.

Hiệp định Đối tác toàn diện, tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ ngày 14/01/2019. CPTPP là hiệp định mang tính toàn diện, bao trùm các nguyên tắc về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và nhiều chủ đề khác.

Hiệp định CPTPP bao gồm 30 Chương trong đó có Chương thứ 16 về “Chính sách Cạnh tranh”. Tại Chương thứ 16 Chính sách Cạnh tranh của hiệp định CPTPP đưa ra các nguyên tắc chung nhằm đảm bảo khuôn khổ cạnh tranh bình đẳng trong khu vực qua đó thúc đẩy mục tiêu về thương mại và đầu tư của Hiệp định.
 

zv

CPTPP là hiệp định mang tính toàn diện, bao trùm các nguyên tắc về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và nhiều chủ đề khác


Theo đó, các nước thành viên CPTPP cam kết phải đảm bảo một số yêu cầu chung:

- Ban hành và thực thi pháp luật cạnh tranh quốc gia để xử lý các hoạt động gây nguy hại đến môi trường cạnh tranh, đảm bảo hiệu quả kinh tế và lợi ích của người tiêu dùng;

- Duy trì cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh, bảo vệ môi trường cạnh tranh trên nguyên tắc không phân biệt đối xử;

- Đảm bảo thủ tục công bằng trong tố tụng cạnh tranh (bên vi phạm phải được phép tiếp cận thông tin, được đưa ra chứng cứ bảo vệ mình, cơ quan cạnh tranh phải bảo vệ bí mật kinh doanh của bên vi phạm.

- Đảm bảo minh bạch trong thực thi pháp luật cạnh tranh

Bên cạnh đó, CPTPP có quy định về cơ chế hợp tác và phối hợp giữa các nước thành viên thông qua thông báo, tham vấn và trao đổi thông tin. Đặc biệt, các cam kết trong CPTPP về tố tụng cạnh tranh có các quy định chi tiết về quyền của doanh nghiệp được khởi kiện hoặc yêu cầu cơ quan cạnh tranh tiến hành điều tra nhằm ngăn chặn hoặc khắc phục hành vi vi phạm luật cạnh tranh quốc gia cũng như các quyền cụ thể trong quá trình tố tụng cạnh tranh.

Luật Cạnh tranh Việt Nam 2018 được xây dựng hoàn toàn phù hợp với các cam kết về chính sách cạnh tranh trong Hiệp định CPTPP. Qua rà soát, có thể thấy các quy định về kiểm soát hành vi vi phạm trong Luật Cạnh tranh Việt Nam không có sự xung đột, khác biệt với quy định pháp luật cạnh tranh của các nước thành viên CPTPP.

Để chủ động trong môi trường hội nhập quốc tế, đặc biệt là khi thực thi cam kết CPTPP, liên quan đến chính sách cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý một số yếu tố sau:

Tìm hiểu và nắm bắt pháp luật cạnh tranh các nước thành viên CPTPP.

Việc ký kết và tham gia các FTA thế hệ mới như CPTPP hay EVFTA sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, khơi thông nhiều thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, khi tham gia “cuộc chơi thương mại” trên thị trường quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật của nước sở tại, trong đó cần quan tâm đến các quy định trogn Luật Cạnh tranh (hoặc Luật chống độc quyền). Ở các nước phát triển, các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh bị coi là hành vi nghiêm trọng và bị xử phạt với mức tiền phạt rất cao (lên đến hàng trăm triệu đô la), ngoài ra người đứng đầu của doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tận dụng quyền của doanh nghiệp theo các cam kết của CPTPP khi xảy ra tranh chấp về pháp luật cạnh tranh

Hiệp định CPTPP với các cam kết về chính sách cạnh tranh công bằng, minh bạch tạo c chế cho các doanh nghiệp được quyền tham gia phiên điều trần, cung cấp các thông tin, chứng cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý tìm hiểu, nắm rõ các cam kết về cạnh tranh trong CPTPP để có thể bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khi phát sinh các tranh chấp liên quan đến pháp luât cạnh tranh tại các nước thành viên Hiệp định CPTPP.
 

cgg

Sửa đổi quy định quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)


Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 06/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hoá trong CPTPP. Thông tư số 06/2020/TT-BCT có hiệu lực từ 8/5/2020. Các cơ quan, tổ chức cấp C/O triển khai cấp C/O mẫu CPTPP mới cùng ngày với ngày hiệu lực của Thông tư số 06/2020/TT-BCT.

Mẫu C/O mới được ban hành kèm theo Thông tư này với sửa đổi, bổ sung tại các ô số 1, 2, 3, 5 và 11. Hướng dẫn kê khai C/O mẫu CPTPP cũng được sửa đổi tương ứng tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BCT.

Theo Bộ Công thương việc ban hành mẫu C/O mới theo quy định tại Thông tư số 06/2020/TT-BCT, thay thế mẫu cũ tại Thông tư số 03/2019/TT-BCT giúp doanh nghiệp tháo gỡ một số vướng mắc khi xuất khẩu sang các thị trường CPTPP, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong tận dụng cơ hội từ việc hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết tại Hiệp định này.

Trước đó, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22/1/2019 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn bản hướng dẫn; thường xuyên phối hợp với các tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) CPTPP triển khai tập huấn, nâng cao năng lực nghiệp vụ, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp C/O và hướng dẫn kịp thời về xuất xứ hàng hóa cho doanh nghiệp dự kiến xuất khẩu đi thị trường các nước thành viên CPTPP.

Tuy nhiên, trong thời gian triển khai, cơ quan chức năng đã nhận được phản ánh của doanh nghiệp về việc một số Nước thành viên CPTPP cho rằng C/O mẫu CPTPP của Việt Nam thiếu lời văn chứng nhận xuất xứ của nhà sản xuất, nhà xuất khẩu theo quy định tại mục 9, Phụ lục 3-B của Hiệp định. Đây là lý do Bộ Công thương tiến hành nghiên cứu, sửa đổi Thông tư 03/2019/TT-BCT.

Minh Nhật

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN