Doanh nhân xin làm điện gió khắp cả nước, bán lại hai dự án cho người Thái thu về 400 tỷ đồng

09:58 | 02/10/2020

DNTH: HBRE Group đã bán lại hai dự án điện gió tại Gia Lai và Phú Yên đầu năm 2019 cho công ty SUPER (Thái Lan) khi mà gần như chưa triển khai được nhiều hạng mục, thu về số tiền 400 tỷ đồng.

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa đồng ý chủ trương đầu tư dự án trang trại phong điện HBRE Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh. Đây là dự án có công suất thiết kế 120 MW (25 tuabin gió), tổng mức đầu tư gần 4.700 tỷ đồng. Dự kiến cho sản lượng điện hàng năm hơn 350 GWh. Tổng diện tích thực hiện dự án trên 30 ha, thời gian hoạt động 50 năm.

Doanh nhân xin làm điện gió khắp cả nước, bán lại hai dự án cho người Thái thu về 400 tỷ đồng

Chủ đầu tư dự án là CTCP Phong điện HBRE Hà Tĩnh, một thành viên của CTCP Tập đoàn HBRE (HBRE Group) của ông chủ Hồ Tá Tín.

Chia sẻ với báo giới, ông Tín cho biết HBRE Group đang thực hiện công tác khảo sát đề địa hình đo lưu lượng gió, đặt thiết bị và hoàn thiện hồ sơ thủ tục triển khai dự án. Ngay sau khi có quyết định chủ trương đầu tư, doanh nghiệp sẽ triển khai khởi công dự án, dự kiến vào đầu tháng 10/2020.

HBRE Group là doanh nghiệp nội tỏ ra ưa thích với các dự án điện gió. Trong quá khứ, công ty này được giao trọng trách đầu tư HBRE Tây Nguyên (GĐ 1 – 28 MW), HBRE An Thọ (Phú Yên – 200 MW), HBRE Chư Prông (Gia Lai – 50 MW).

Tuy nhiên, theo tìm hiểu 2 trên 3 dự án này đã được HBRE Group và ông Hồ Tá Tín bán cho Super Energy Corporation (SUPER) của Thái Lan từ tháng 2/2019 (HBRE Phú Yên và HBRE Gia Lai).

Nói đúng hơn, ông Hồ Tá Tín và HBRE Group thực hiện chuyển nhượng lại phần vốn góp vào HBRE Phú Yên và HBRE Gia Lai (mỗi công ty 5 triệu cổ phiếu). Tổng mức giá mà SUPER trả cho hai thương vụ này không vượt quá 17,5 triệu USD (hơn 400 tỷ đồng).

SUPER thực tế có nhiều tham vọng với lĩnh vực điện tái tạo của Việt Nam, từ giữa năm 2018, công ty này thực hiện mua lại cổ phần và đầu tư vào 14 dự án, bao gồm cả điện gió và điện mặt trời.

Quay trở lại với HBRE Group, ngoài các dự án kể trên, năm ngoái, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã đồng ý để cho công ty này khảo sát đề xuất vị trí đo gió, lập hồ sơ dự án trong khu vực biển thuộc huyện Xuyên Mộc. Thời gian đo gió, thu thập số liệu là 12 tháng.

Cuối năm 2019, dự án HBRE Vũng Tàu 500 MW được đề xuất bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Tổng mức đầu tư dự án này vào khoảng 1 tỷ USD.

Theo ông Hồ Tá Tín, suất đầu tư của điện gió ngoài khơi cao hơn 2 lần so với chi phí đầu tư điện gió trên bờ và ven bờ (2,5 - 3 triệu USD/MW), thời gian xây dựng dự án trên 2 năm, chưa kể thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư, nên điện gió dễ đánh mất cơ hội ưu đãi từ Chính phủ.

Được biết dự án HBRE Tây Nguyên (GĐ 1 – 28 MW) đang trong quá trình lắp đặt dự kiến hoàn thành trong năm nay. Tổng công suất kế hoạch của dự án này lên tới 440 MW, trên tổng mức đầu tư 560 triệu USD.

Đây là dự án điện tái tạo duy nhất của HBRE đến thời điểm hiện tại có khả năng hưởng ưu đãi giá điện nếu vận hành thương mại trước 31/12/2020.

Theo Nhịp sống kinh tế

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN