Doanh thu 4 tỷ USD của Masan đến từ những đâu?

17:47 | 19/02/2022

DNTH: MEATLife tăng trưởng mạnh về doanh thu và nhanh chóng đóng góp đến 20% con số tổng toàn Masan, trong khi năm 2020 chỉ chiếm khoảng 3%. Song song, mảng tiêu dùng đã suýt soát kênh siêu thị với tỉ lệ đóng góp lên đến 31%; ngược lại WCM (vận hành chuỗi WinMart) có sự giảm nhẹ về doanh thu trong năm qua.

Masan vừa khép lại năm 2021 với tổng doanh thu hơn 88.600 tỷ đồng – tương đương 4 tỷ USD. Được biết, 2021 là một năm khá đặc biệt khi đại dịch Covid - 19 bùng phát nặng và cả nước gần như giãn cách xuyên suốt gần 6 tháng. Dù gây áp lực lên hoạt động thương mại, vận chuyển song cũng mở ra những cơ hội đột biến mới cho tập đoàn. Đặc biệt là dòng thực phẩm thiết yếu như mỳ tôm, xúc xích và thịt mát.

Nguyễn Đăng Quang là nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Masan,
Ông Nguyễn Đăng Quang Chủ tịch Tập đoàn Masan.

Mặc dù các câu chuyện chính về Masan trong năm qua được nói đến nhiều về thịt mát hay bán lẻ, mì gói nhưng đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng trong năm lại đến từ mảng nguyên vật liệu (đồng, vonfram) của Masan High - tech Materials, tăng 7.300 tỷ lên 13.600 tỷ đồng.

Kết quả, Masan MeatLife bao gồm 2 mảng thịt & cám - đóng góp 20% tổng doanh thu với 18.900 tỷ.

Về mảng thịt, Masan MEATLife (MML) đạt doanh thu thuần 4.500 tỷ đồng trong năm tài chính 2021, tăng 89% so với mức 2.400 tỷ đồng trong năm 2020. Được biết, từ đầu năm công ty đã và đang chuyển đổi sang nền tảng hàng tiêu dùng có thương hiệu. Nhờ nhu cầu tăng mạnh trong thời gian giãn cách, mảng thịt mát MEATDeli đã có lợi nhuận từ quý 3/2021.

Đối với mảng cám - lĩnh vực mang về hơn 14.400 tỷ doanh thu trong năm ngoái sẽ không còn kể từ năm 2022 do Masan đã chuyển nhượng cho phía De Heus.

 

Cụ thể, The CrownX (TCX) - đơn vị hợp nhất của mảng sản xuất hàng tiêu dùng Masan Consumer Holdings và mảng bán lẻ WinCommerce đạt doanh thu thuần 58.000 tỷ đồng năm 2021, tăng 6,9% so với năm 2020. Trong đó, Masan Consumer Holdings (MCH) đạt mức tăng trưởng doanh thu thuần hơn 20% lên 28.764 tỷ đồng. Động lực chủ yếu đến từ các phát kiến mới thúc đẩy tăng trưởng và phát huy sức mạnh hiệp lực giữa sản phẩm của MCH và chuỗi bán lẻ WCM.

Phía WCM mang về doanh thu thuần 30.900 tỷ đồng, giảm 0,3% so với năm ngoái dù số lượng điểm bán từ đầu năm 2021 ít hơn 618 địa điểm so với đầu năm 2020. Theo Công ty, dù dịch Covid - 19 hạn chế việc mở rộng hệ thống cửa hàng, WCM vẫn mở mới 388 siêu thị mini trong năm 2021. Điều này khẳng định niềm tin vào năng lực mở rộng quy mô và tăng trưởng doanh thu trong năm 2022.

Tăng trưởng đáng kể còn có Masan High - Tech Materials (MHT), với doanh thu thuần 13.564 tỷ đồng - đây là mức doanh thu cao kỷ lục trong lịch sử Công ty. Nguyên nhân do nhu cầu vật liệu công nghiệp công nghệ cao và giá các sản phẩm MHT tăng mạnh.

Năm 2021 Masan cũng ra mắt điểm mua sắm tiện lợi Fresh&Chill: tích hợp Techcombank, WinMart, Phano Pharmacy và Phúc Long. Đầu năm 2022, tập đoàn cũng gây nhiều chú ý khi mua thêm 31% cổ phần Phúc Long Heritage, nâng tổng ty lệ sở hữu lên 51%. Với giá 110 triệu USD cho 31% cổ phần tương ứng định giá vốn cổ phần của Phúc Long là 355 triệu USD. Kể từ khi nhận được khoản đầu tư ban đầu của Masan, Phúc Long thể hiện sức mạnh cộng hưởng mạnh mẽ với chiến lược POL (Point Of Life). Dự kiến, chiến lược này sẽ tăng tốc hơn nữa khi Phúc Long trở thành công ty thành viên của Masan.

Theo dự báo sơ bộ, có thể thay đổi theo quyết định phê duyệt của tập đoàn, trong năm tài chính 2022 doanh thu thuần của Tập đoàn ước tính sẽ từ 90.000 – 100.000 tỷ đồng, tăng trưởng 22 - 36% so với mức 74.200 tỷ đồng (loại trừ doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi) trong năm 2021.

Lợi nhuận thuần trong hoạt động kinh doanh chính (loại trừ các khoản lãi/lỗ 1 lần và mảng thức ăn chăn nuôi) ước tính sẽ trong khoảng 5.000 – 7.000 tỷ đồng, tăng trưởng 32 - 84% so với mức 3.800 tỷ đồng trong năm 2021.

 

 

Copy Link

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN