Hà Nội gỡ khó cho doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội

16:15 | 16/08/2024

DNTH: Thời gian qua, với sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, HĐND Thành phố, Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng kể trong hoạt động đầu tư và phát triển các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, và thể thao. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình triển khai các dự án của mình.

Ngày 16/8/2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội, phối hợp cùng các đơn vị hữu quan, đã tổ chức Hội nghị Đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội năm 2024, với mục tiêu lắng nghe và hiểu rõ hơn về các khó khăn của doanh nghiệp đầu tư và hoạt động tại địa bàn thành phố, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp và hiệu quả về chính sách hỗ trợ, cơ chế giải quyết thủ tục hành chính, và các yêu cầu về tài chính, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực văn hóa - xã hội.

 Hội nghị do đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đại diện các Hiệp hội, các Sở, ngành; Lãnh đạo UBND các quận huyện thị xã; và 120 doanh nghiệp đại diện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội trên địa bàn Thành phố.

Hà Nội gỡ khó cho doanh nghiệp đầu tư, hoạt động  trong lĩnh vực văn hóa - xã hội  2
Quang cảnh Hội nghị

Gần 70 lượt kiến nghị của 57 doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đã được tổng hợp theo 06 lĩnh vực với 20 nhóm vấn đề, như các nhóm vấn đề về bổ sung cấp học, thủ tục đầu tư xây dựng trường học ngoài công lập, thủ tục đăng ký hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa và cấp Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục; các nhóm vấn đề về cơ chế chính sách hỗ trợ đào tạo nghề; cấp phép cơ sở đào tạo và người lao động đào tạo nghề; cơ chế đặt hàng đào tạo nghề trong đào tạo; các nhóm vấn đề về cơ chế chính sách hỗ trợ; môi trường đầu tư; liên kết và hợp tác trong lĩnh vực Y tế. Trong lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật, các ý kiến tập trung về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; hoạt động tổ chức biểu diễn; thẩm định và cấp phép tác phẩm nghệ thuật; sao chép tác phẩm nghệ thuật. Ngoài ra còn một số nhóm vấn đề trong lĩnh vực Quảng cáo như nhóm vấn đề về chuyển mục đích sử dụng đất, triển khai lắp đặt màn hình LED, triển khai thực hiện Quy định về quản lý hoạt động quảng cáo; và Thể thao như nhóm vấn đề về đăng ký cơ sở tổ chức tập luyện và thi đấu; quản lý đào tạo và tập luyện đối với một số môn thể thao mới; cấp phép cơ sở huấn luyện và nhân lực đào tạo.

Hà Nội gỡ khó cho doanh nghiệp đầu tư, hoạt động  trong lĩnh vực văn hóa - xã hội  4
Đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên BCH TW Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu kết thúc Hội nghị.

Các câu hỏi của đại biểu tại Hội nghị đã được các Sở, ngành chức năng của Thành phố trả lời chi tiết, đặc biệt là phát biểu tổng kết và chỉ đạo Hội nghị của đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố, chỉ đạo các sở ngành của Thành phố tập trung quyết liệt để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và điểm nghẽn của thực tiễn trong đầu tư, hoạt động của lĩnh vực văn hóa - xã hội nhằm thúc đẩy phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội của Thủ đô Hà Nội hội nhập - phát triển- bền vững.

Thời gian qua, với sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, HĐND Thành phố, Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng kể trong hoạt động đầu tư và phát triển các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, và thể thao.

Đối với lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội Đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và nâng cấp nhiều trường học, đặc biệt là các cơ sở giáo dục chất lượng cao và hiện đại. Chất lượng giáo dục được cải thiện về chương trình giảng dạy, áp dụng công nghệ mới và nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên. Một số trường đại học và học viện tại Hà Nội đã đạt được thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc gia và quốc tế.

Trong lĩnh vực Y tế, việc xây dựng cơ sở y tế và nâng cấp nhiều bệnh viện và cơ sở y tế được đẩy mạnh, bao gồm cả các bệnh viện công và tư nhân, nhằm cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao hơn. Hà Nội cũng đã triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao năng lực cho đội ngũ y bác sĩ, và ứng dụng công nghệ mới trong chẩn đoán và điều trị để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Hà Nội gỡ khó cho doanh nghiệp đầu tư, hoạt động  trong lĩnh vực văn hóa - xã hội  3
Đại diện doanh nghiệp phát biểu tại Hội nghị

Trong lĩnh vực Văn hóa, Thành phố đã và đang thực hiện các dự án bảo tồn và phục hồi các di tích văn hóa và lịch sử quan trọng, như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa, Chùa Hương... Hà Nội còn tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa và nghệ thuật lớn, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo và giao lưu văn hóa trong và ngoài nước.

Đối với lĩnh vực Thể thao, thành phố đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cấp các cơ sở thể thao, bao gồm sân vận động, trung tâm thể thao và bể bơi công cộng, đồng thời tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớn và quốc gia, tạo cơ hội cho người dân tham gia và theo dõi các môn thể thao yêu thích.

Với quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp, vì sự phát triển chung của Thủ đô Hà Nội và cả nước, việc tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội là hướng đi đúng để thành phố Hà Nội có định hướng phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội bền vững trong thời gian tới.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN