Hiểm họa “bom nổ chậm” trong thành phố

09:11 | 02/09/2019

DNTH: Vụ cháy ở Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) cách đây mấy ngày đã cho thấy, việc di dời các cơ sở công nghiệp có nguy cơ cháy, nổ và ô nhiễm môi trường cao ra xa khu dân cư là vấn đề cấp bách ở Thủ đô Hà Nội.

Rất nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và nhà xưởng của người dân ở khu dân cư trong nội đô tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao.

Rất nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và nhà xưởng của người dân ở khu dân cư trong nội đô tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao.

Không phải đến bây giờ, vấn đề di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp có nguy cơ cháy nổ và ô nhiễm môi trường cao ra khỏi khu dân cư mới được đặt ra. Ngay từ tháng 4/2003, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đến tháng 10/2003, Chính phủ lại ban hành Quyết định số 1788/QĐ-TTg, phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020.

Thực hiện những chỉ đạo trên, đến hết năm 2016, theo báo cáo của TP Hà Nội, địa phương này đã xử lý triệt để 25/25 cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. UBND TP Hà Nội đã chủ động hướng dẫn di dời 63 cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực đô thị và chấp thuận chủ trương cho 30 cơ sở công nghiệp lập dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

Hiểm họa “bom nổ chậm” trong thành phố - ảnh 1

 Lực lượng chức năng đang cố dập cháy tại dãy nhà xưởng sản xuất điện tử trong ngõ 300 đường Nguyễn Xiển vào ngày 28/8 ở quận Thanh Xuân

Đến năm 2015, Chính phủ ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg, giao UBND Thành phố Hà Nội lập danh mục, xác định các tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể các cơ sở sản xuất công nghiệp cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội.

Ấy nhưng trong thực tế nhận thấy, nhiều năm lại đây, TP Hà Nội chưa di dời được một cơ sở sản xuất công nghiệp nào ra khỏi thành phố. Điều mà dư luận ghi nhận được của TP Hà Nội là đã thống kê và xác định có 116 cơ sở sản xuất ở 12 quận phải di dời.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp đặt gần khu dân cư bị cháy giống như kho, xưởng của Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông vừa qua vốn được ví như “bom nổ chậm”, có thể gây ra hậu quả bất cứ lúc nào cho người dân.

Ở TP Hà Nội, có nhiều quận có các cơ sở sản xuất công nghiệp tiềm ần những rủi ro cao cho con người và môi trường. Ví dụ như ở quận Long Biên, các cơ sở của nhà máy hóa chất và kho xăng, dầu ở khu vực Đức Giang nằm trong khu dân cư luôn tiềm ẩn nguy hiểm và có khả năng gây hại cho con người rất lớn.  

Theo ông Nguyễn Hồng Quang, một cư dân sống ở quận Thanh Xuân bộc bạch, thời hạn di dời theo quy định của Chính phủ chỉ còn hơn một năm nữa là hết và chắc chắn kết quả di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ không đạt được tiến độ.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân mà các cơ quan chủ quản không chiu di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi địa bàn dân cư có nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là tâm lý ngại ra xa nội thành, muốn dựa vào lợi thế vị trí “đất vàng” để sản xuất, kinh doanh, thuận tiện đi lại, sinh hoạt.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân cố hữu và chưa bao giờ giải quyết thỏa đáng đó là thiếu nguồn lực tài chính và cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp di dời còn một số bất cập, chưa phù hợp với thực tế. Chính điều này đã khiến cho Quyết định 130/QĐ-TTg của Chính phủ ra đời từ năm 2015 có nguy cơ chết yểu.

Hiểm họa “bom nổ chậm” trong thành phố - ảnh 2

Đằng sau nhà xưởng bị cháy là nhiều chung cư cao tầng có rất đông người dân sinh sống

Tốc độ đô thị hóa nhanh, tình trạng di dân cơ học từ nông thôn ra thành phố ngày càng tăng, đặc biệt là hiện tượng cấp phép xây dựng chung cư quá nhiều trong khi cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, bệnh viện, trường học không tương thích đã khiến cho cuộc sống của người dân ở Hà Nội ngột ngạt và bí bách.

Nhiều vấn đề phát sinh cần giải quyết đã khiến cho bài toán phát triển đô thị, trong đó có thực hiện chủ trương di dời các cơ sở công nghiệp trở lên phức tạp hơn bao giờ hết.

Với phương pháp làm việc sợ đụng chạm, chưa coi trọng lợi ích chung của người dân thì “bom nổ chậm” trong thành phố sẽ còn cơ hội phát nổ bất cứ lúc nào.

Theo Viettimes

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng

DNTH: Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ Toàn Cầu (Công ty Toàn Cầu) ngày 18/3/2025 đã có văn bản đề xuất xin phá dỡ công trình “Hàm cá mập” tại số 7 Đinh Tiên Hoàng (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hình thức không...

Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"

DNTH: Sáng nay, ngày 4/4/2025 tại Khu du lịch sinh thái Linh Kỳ Mộc, TP. Thanh Hóa, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc...

Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ

DNTH: Khi nhắc đến Interlaken (Thụy Sĩ), nhiều người thường nghĩ đến những cảnh quan tuyệt đẹp của dãy Alps và hồ nước trong vắt. Đây là một thị trấn nằm ở khu vực trung tâm của Thụy Sĩ, thuộc bang Bern.

Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều

DNTH: Cơ quan khí tượng dự báo, trong giai đoạn giao mùa (tháng 4) dễ xuất hiện dông lốc, mưa đá, nhất là ở khu vực vùng núi và ven biển.

Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

DNTH: Thị trường tã, bỉm cho trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ...

Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa

DNTH: Đối với nhiều em bé, uống sữa là một điều hiển nhiên – một thói quen mỗi sáng trước khi đến lớp, một ly sữa ấm trước giờ đi ngủ. Nhưng với nhiều em nhỏ tại Khánh Hòa, việc uống sữa lại trở thành một điều xa xỉ....

XEM THÊM TIN