Hiệu quả như Everest

13:58 | 18/05/2022

DNTH: Doanh thu hoạt động và kết quả kinh doanh liên tục tăng trưởng kể từ khi niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán giúp Chứng khoán Everest vươn mình trở thành công ty chứng khoán có quy mô tầm trung, với hiệu quả sử dụng vốn hàng đầu trong ngành.

Kết thúc quý I, tổng tài sản của Công ty Cổ phần (CTCP) Chứng khoán Everest (HNX: EVS) đạt mức 3.304,4 tỷ đồng, gấp 2,9 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) đạt 927,9 tỷ đồng; các khoản cho vay đạt 1.779,7 tỷ đồng – tăng trưởng lần lượt 120% và 203% so với cùng kỳ năm trước.

Để có nguồn lực mở rộng kinh doanh, EVS đã tăng vốn điều lệ từ 600 tỷ đồng lên 1.030 tỷ đồng. Đồng thời, công ty này cũng thực hiện phát hành trái phiếu để huy động vốn, với số dư tại ngày 31/3 đạt 766,84 tỷ đồng.

Dù quy mô nguồn vốn tăng nhanh, song các chỉ số sinh lời của EVS vẫn được duy trì, với tỉ lệ ROA và ROE lần lượt đạt 14,62% và 26,64% vào cuối quý I, mức hiệu quả sử dụng vốn hàng đầu trong ngành.

EVS tiền thân là CTCP Chứng khoán Đại Dương, được thành lập từ tháng 12/2006 với quy mô vốn điều lệ ban đầu ở mức 50 tỷ đồng. Bước ngoặt trong quá trình phát triển của doanh nghiệp này phải kể tới việc đưa cổ phiếu niêm yết trên sàn UPCoM vào tháng 8/2018. Chưa đầy 1 năm sau đó, EVS chuyển niêm yết cổ phiếu trên sàn HNX.

Giai đoạn 2018 – 2021, doanh thu từ hoạt động kinh doanh của EVS đều ghi nhận tăng trưởng ở mức hai chữ số. Riêng năm 2021, chỉ tiêu này của EVS đạt 1.113 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, mảng tự doanh đem về 643 tỷ đồng doanh thu. Tiếp đến là hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán (197 tỷ đồng); môi giới, lưu ký chứng khoán (136,4 tỷ đồng); cho vay ký quỹ (margin) và ứng trước tiền bán (105,7 tỷ đồng).

Năm ngoái, EVS thu hút được thêm 2.385 tài khoản mở mới, nâng tổng số lượng tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán này lên con số 11.112 tài khoản. Khối lượng giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư thực hiện trong năm 2021 đạt 109.880 tỷ đồng, tăng 287% so với cùng kỳ năm 2020.

Bên cạnh đó, EVS cũng đầu tư chuyên sâu vào đội ngũ nghiên cứu phân tích chất lượng cao, mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm nghiên cứu áp dụng vào hoạt động tự doanh, tư vấn đầu tư cho khách hàng. Các hoạt động đầu tư này, như đã thấy, đem đến sự tăng trưởng tích cực trong các mảng tự doanh, môi giới và cho vay margin của EVS.

Ở mảng tự doanh, EVS đầu tư vào các cổ phiếu như: ACB (221,2 tỷ đồng); NVB (127,4 tỷ đồng). Tính đến cuối quý I, danh mục tự doanh này có giá trị hợp lý 464,6 tỷ đồng, giúp EVS ghi nhận khoản lãi 110,7 tỷ đồng.

Mảng dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB) của EVS cũng ghi nhận những kết quả kinh doanh tích cực. Năm 2021, lĩnh vực này đã đem về 197 tỷ đồng doanh thu đến từ nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán.

EVS cũng ký kết thoả thuận hợp tác với Tập đoàn Đèo Cả (DCG) trong lĩnh vực tài chính. Đặc biệt, EVS còn là nhà phân phối độc quyền trái phiếu cho Đèo Cả.

Bước sang năm 2022, EVS lên kế hoạch doanh thu hoạt động ở mức 1.814,7 tỷ đồng, tăng 63% so với thực hiện năm 2021. Đồng thời, công ty chứng khoán này cũng đặt mục tiêu lãi sau thuế 458,3 tỷ đồng, tương ứng với tỷ suất sinh lời trên doanh thu hoạt động ở mức 25,2%.

Ngoài ra, EVS dự tính sẽ chào bán 103 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên mức 2.111,5 tỷ đồng.

Công ty chứng khoán này sẽ dành 535,6 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động cho vay margin, đầu tư tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán và cung cấp các dịch vụ tài chính khác; 494,4 tỷ đồng để mua sắm, thuê tài sản cố định nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN